SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
4
5
7
0
2
Tin tức sự kiện 16 Tháng Tám 2013 10:40:00 SA

Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết

 

 

Kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2013)

 

 

Trong những ngày này, nhân dân cả nước đang hướng về ngày k niệm trọng đại ca dân tộc, 68 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quc Khánh 2/9. Hòa trong niêm vui ấy, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh long trọng kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người chiến sĩ trung kiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết toàn dân, suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

 

Đồng chí Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888 trong một gia đình nông dân khá giả tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hòa Hưng, Tổng Định Thành - tỉnh Long Xuyên nay là xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang. Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước bị rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược, chứng kiến sự hành hạ, bốc lột của chúng đối với người dân đất Việt, người thanh niên Tôn Đức Thắng sớm xuất hiện tình cảm yêu nước, căm ghét bọn thực dân. Tiếng vang của các phong trào kháng Pháp và tấm gương anh dũng của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương... đã in sâu trong tâm hồn và hình thành trong lòng Tôn Đức Thắng một hoài bão cứu nước, cu dân khỏi cảnh lầm than, nô lệ.

 

Năm 1906, sau khi học xong Tiểu học ở Long Xuyên, Tôn Đức Thắng rời quê hương lên Sài Gòn theo học ở trường Bách Nghệ và làm công nhân xưởng Ba Son, tham gia các hoạt động của phong trào công nhân và lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son và các cuộc đấu tranh của học sinh trường Bách Nghệ. Từ đây, Tôn Đức Thắng đã hòa nhập trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp – mở đầu cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác Tôn.

 

Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Chính phủ Pháp vơ vét nhân lực ở các thuộc địa b sung vào quân đội, đưa sang chiến trường Châu Âu, Năm 1916, Tôn Đức Thắng bị điều động làm thợ máy trên chiến hạm France. Ba năm sau, chiến hạm này tham chiến tại Biển Đen nước Nga, Tôn Đức Thắng là người Việt Nam đầu tiên tham gia vào sự kiện kéo cờ đỏ đu tranh, ủng hộ Cách Mạng tháng Mười Nga. Chính từ đây, con đường: đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc của Tôn Đức Thắng đã gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản và phong trào công nhân quốc tế.

 

Năm 1920, đồng chí Tôn Đức Thắng về nước bắt đầu xây dựng phong trào công nhân nước ta. Cơ sở Công hội đầu tiên được thành lập  ngay Cng Sài Gòn, sau đó phát triển trong công nhân Ba Son, nhà đèn Chợ Quán.

 

Năm 1927, Tôn Đức Thắng cùng nhiều thành viên Công hội tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và được cử làm ủy viên Ban Chấp hành Kỳ Bộ, Bí thư Thành Bộ Sài Gòn trực tiếp phụ trách phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn. Trên cương vị này, Tôn Đức Thắng đã tích cực tuyên truyền giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin và cùng các đồng chí của mình chuẩn bị lực lượng chính trị nng ct để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

 

Tháng 7/1929, trong những ngày hoạt động sôi nổi nhất của phong trào công nhân Sài Gòn và vận động tích cực thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam thì Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bt và kết án 20 năm kh sai, lưu đày tại Côn Đảo. Trong chn lao tù, đng chí cùng nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã tổ chức thành lập một Chi bộ đặc biệt, một tập thể kiên cườngBiến nhà tù thành trường học cách mạng”, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, ch nghĩa Mác — Lênin cho các đồng chí trong tù và cùng nhau tiếp tục đấu tranh.

 

Cách mạng tháng Tám thành công ngày 23/9/1945, đồng chí Tôn Đức Thắng từ Côn Đảo trở về hăng hái cùng với Xứ ủy Nam Kỳ lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống thực dân Pháp. Tháng 02/1946, đồng chí được điều ra Hà Nội và lần lượt đảm nhiệm các trọng trách: Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, Trưởng ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Tháng 7/1960, Quốc hội đã bầu bác Tôn làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tháng 9/1969, Bác Tôn vinh dự được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau đó là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù ở cương vị nào, Người cũng luôn nêu cao phẩm chất trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với Đảng hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

 

Ngày 30/3/1980, Chủ tịch Tôn Đức Thắng mất tại Thủ đô Hà Nội trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng và đức tính khiêm tốn, giản dị yêu thương đồng bào, đồng chí của người là một tấm gương sáng ngời về phẩm chất cao đẹp của người cộng sản, đã để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau học tập noi theo.

 

Hiện nay, Đảng ta đang tiến hành thực hiện Nghị quyết Trung ương IV, khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, soi rọi lại tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng càng sáng ngời có ý nghĩa của thời đại sâu sắc để mỗi cán bộ, đảng viên tích cực học tập và rèn luyện, noi gương góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xây dựng và bảo vệ vững chc T quc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 


Số lượt người xem: 4713    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm