SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
9
0
5
2
0
Tin tức sự kiện 07 Tháng Ba 2017 7:35:00 SA

NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH

 

Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét.

(Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, viết năm 1947, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.272).

Tự phê bình và phê bình phải thật thà vạch khuyết điểm. Có lỗi mà không vạch ra không khác gì người có bệnh mà không chịu khai với thầy thuốc. Làm nhiều công việc thì khó mà hoàn toàn tránh khỏi khuyết điểm. Cho nên phải dùng cách phê bình và tự phê bình để giúp nhau sửa chữa, và kiên quyết sửa chữa để cùng nhau tiến bộ. Vạch khuyết điểm để sửa chữa, nhưng cũng phải nêu ưu điểm để phát huy. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả, cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cao cấp phải làm gương trước.

(Bài nói chuyện tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II, tháng 10-1950, sđd, tập 6, tr.459)

Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thật thà…Có thế, ta mới tiến bộ…Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa đổi.

(Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ tháng 11 -1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Dao có mài, mới sắc. Vàng có thui mới trong. Nước có lọc, mới sạch. Người có tự phê bình, mới tiến bộ. Đảng cũng thế.

(Bài viết Tự phê bình, Báo Nhân dân số ra ngày 20-5-1951, sđd, tập 7, tr.80).


Số lượt người xem: 1099    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm