SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
9
2
9
0
4
Tin tức sự kiện 01 Tháng Tư 2019 8:15:00 SA

Tăng cường công tác phòng, chống dịch tả heo Châu Phi

 

Tính đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng trên nhiều tỉnh thành. Tốc độ lây lan dịch giữa các tỉnh ngày càng nhanh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng, không gây bệnh cho các loài động vật khác; lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%; bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn; không lây nhiễm và gây bệnh ở người; vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn; bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,...), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. Loại virus này sống được rất lâu ở môi trường bình thường, virus có thể tồn tại trong tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt và các sản phẩm từ thịt chưa nấu chín trong 3-6 tháng, sống được trong máu khô 70 ngày...Tuy nhiên, loại virus này chịu nhiệt kém, tồn tại được 3 giờ khi nấu ở nhiệt độ 50 độ C, 20 phút trong nhiệt độ 60 độ C, 2 phút trong nhiệt độ 90 độ C và bị tiêu diệt dưới 1 phút khi đun sôi ở 100 độ C.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn Quận 5, Ủy ban nhân dân quận cũng đã chỉ đạo tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình vận chuyển kinh doanh động vật, sân phẩm động vật. Kiên quyểt xử lý các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trái phép, không đúng quy định không rồ nguồn gốc nhất là tại các điểm kinh doanh trên vỉa hè, lòng dường, điểm kinh doanh tự phát. Kiểm tra An toàn thực phẩm kiểm tra tình trạng sử dụng sản phẩm động vật tại các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp, nhà hàng, quán ăn; Kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trái phép, chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch.

Trước tình hình trên, nhiều người dân lo lắng và đang có tư tưởng tẩy chay sản phẩm thịt lợn. Tuy nhiên, Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch bệnh này không gây bệnh trên người do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh. Người dân cần nấu chín thịt lợn trước khi ăn; không tới tham quan khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng.


Số lượt người xem: 1205    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm