SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
9
0
7
7
9
Bản tin quận 06 Tháng Giêng 2020 8:35:00 SA

Phòng cháy chữa cháy trong sử dụng điện

 

1. Một số nguyên nhân và biện pháp phòng cháy điện:

Điện được sử dụng ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… và khu dân cư là điện xoay chiều, có hiệu điện thế 380 v, 220 v hoặc 110 v.

Sử dụng điện có thể xảy ra cháy do một số trường hợp sau:

1.1. Cháy do đấu dây điện không đúng kỹ thuật:

a. Nguyên nhân:

- Khi dòng điện chạy qua, điện trở tại điểm đấu nối tăng, phát sinh nhiệt làm điểm đầu nối nóng đỏ.

- Do mối nối lỏng sẽ phóng tia lửa điện gây cháy các vật xung quanh.

b. Biện pháp đề phòng:

- Cầu dao, bảng điện phải được bắt chặt và có hộp bảo vệ, cầu chì có đủ nắp đậy; ở những nơi có chất cháy, các thiết bị điện này phải được đặt phía ngoài, ở những nơi có nguy hiểm cháy, nổ phải lắp đăt hệ thống điện an toàn phòng cháy, nổ.

- Các mối nối phải chặt và bọc kín bằng chất cách điện.

- Không nối hai dây dẫn có chất liệu và điện trở khác nhau để dẫn điện.

- Không để các vật dễ cháy (nhất là xăng, dầu, diêm…) gần bảng điện, cầu dao, cầu chì… đề phòng phóng tia lửa gây cháy, nổ.

1.2. Cháy do sự truyền nhiệt của thiết bị tiêu thụ điện:

a. Nguyên nhân:

Các thiết bị tiêu thụ điện sinh nhiệt như bóng đèn, bàn là, bếp điện, lò sưởi điện… khi sử dụng tỏa ra lượng nhiệt rất lớn, nhiệt độ của thiết bị trên đều lớn hơn nhiệt độ bốc cháy của nhiều loại chất cháy. Do đó khi sử dụng các thiết bị sinh nhiệt nếu để chất cháy liền kề sẽ bị cháy và cháy lan.

b. Biện pháp đề phòng:

- Đặt các thiết bị tiêu thụ điện sinh nhiệt cách xa vật liệu, đồ dùng là chất cháy, khi sử dụng phải có người giám sát.

- Trong khu vực có nồng độ hơi, bụi nguy hiểm cháy nổ phải thiết kế, lắp đặt các thiết bị tiêu thụ điện an toàn phòng cháy nổ. Không dùng bóng điện để sấy quần áo, không dùng giấy làm chao đèn… Khi mất điện phải ngắt nguồn điện cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện.

- Ngắt các thiết bị điện không cần thiết trong thời gian nghỉ làm việc và khi ngủ.

1.3. Cháy do tia lửa tĩnh điện:

a. Nguyên nhân:

- Tĩnh điện là hiện tượng phát sinh do sự ma sát giữa các vật cách điện với nhau hoặc giữa các vật cách điện với vật dẫn điện, do sự chuyển động xáo trộn của các lớp chất lỏng không dẫn điện hoặc va đập của chất lỏng không dẫn điện với kim loại. Tĩnh điện còn được tạo ra ở trên các hạt nhỏ rắn cách điện trong quá trình bị nghiền nát.

- Các trường hợp tĩnh điện, thế hiệu thường đạt tới 20 - 50 Kv rất nguy hiểm cháy.

b. Biện pháp đề phòng:

- Tiếp dất cho các thiệt bị máy móc, các bể chứa, các đường ống dẫn nguyên liệu, các phương tiện chuyên chở. Thiết bị nối đất phải có điện trở từ 5 – 10 Ω.

- Tăng độ ẩm của không khí ở khu vực có nguy hiểm về tĩnh điện.

- Ion hóa không khí để nâng cao tính dẫn điện của không khí.

- Dùng các thiết bị máy móc như vôn kế tĩnh điện, tĩnh nghiệm điện có tụ điện, tín hiệu tự báo động báo có tĩnh điện để kiểm tra tĩnh điện.

3. Biện pháp xử lý khi xảy ra cháy hệ thống điện hoặc thiết bị điện:

- Khi xảy ra cháy hệ thống điện hoặc trong khu vực có điện phải bằng mọi cách cắt nguồn cấp điện để tránh chập cháy sang các khu vực xung quanh.

  + Đối với hệ thống điện: ngắt cầu dao, áptômát.

  + Đối với thiết bị: cắt công tắc, rút phích cắm.

- Các trường hợp không thực hiện được thì dùng kìm cách điện, câu liêm có cán bằng vật liệu cách điện để cắt đứt dây dẫn điện từ nguồn cung cấp điện cho nơi bị cháy.

- Sau khi đã cắt điện, tiến hành các biện pháp chữa cháy phù hợp với từng loại đám cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, sử dụng hệ thống họng nước chữa cháy vách tường để dập tắt đám cháy… 


Số lượt người xem: 771    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm