SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
9
4
1
9
2
Bản tin quận 06 Tháng Tư 2020 7:45:00 SA

Lê-Nin quan tâm điều gì nhiều nhất lúc cuối đời ?

 

Lịch sử đã sản sinh ra V.I. Lê-nin, người kế tục sự nghiệp sáng tạo lý luận, sáng tạo học thuyết của C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Người là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà hoạt động thực tiễn lỗi lạc, người sáng lập Đảng Cộng sản Liên Xô, người thành lập Nhà nước Xô-viết đầu tiên, vị lãnh tụ thiên tài và là người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Lê-nin còn là một nhà báo nổi tiếng của quê hương Cách mạng Tháng Mười.

Ngày 16-12-1922, Lê-nin bị một cơn bệnh dữ dội. Người cảm thấy không thể làm việc được nữa. Từ đó cho đến tháng 3-1923, Người đọc cho thư ký ghi âm lại một số bài viết, bài báo mà Người cho là quan trọng nhất như: Những trang nhật ký; Bàn về hợp tác hóa; Bàn về cách mạng của chúng ta. Thà ít mà tốt; Thư gửi Đại hội...

Trong các văn kiện cuối đời mình, Lê-nin đề nghị tăng cường sức mạnh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô những công nhân có kinh nghiệm già dặn về chính trị, có niềm tin vững chắc và có thể đương đầu với những tham vọng thâu tóm quyền lực của một số người lãnh đạo nào đó lúc bấy giờ.

Về chính sách cán bộ, Lê-nin chủ trương thi tuyển để lựa chọn cán bộ. Lê-nin viết: "Cử một tiểu ban chịu trách nhiệm thảo chương trình sơ bộ cho những kỳ thi tuyển người muốn vào làm việc ở Bộ Dân ủy thanh tra công nông cũng như cho những người định tuyển vào chức vụ Ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương... Tôi tin rằng, ngày nay, trong số những cán bộ có kinh nghiệm của tất cả các cơ quan cũng như trong số nhưng sinh viên các trường đại học xô-viết, chúng ta sẽ có thừa số người để tuyển vào các chức vụ đó".

Lê-nin đặc biệt coi trọng việc nâng cao trình độ quản lý Nhà nước và quản lý xã hội của chính quyền xô-viết. Lê-nin không ngần ngại chủ trương tham khảo kinh nghiệm của các nước phương Tây. Lê-nin yêu cầu phải mở ngay một cuộc thi viết hai cuốn sách giáo khoa hoặc nhiều hơn nữa với nội dung nói về phương pháp công tác, đặc biệt, công tác quản lý. Lê-nin viết: "Cử một vài người có năng lực và tận tâm sang Đức hay sang Anh để sưu tầm tài liệu và nghiên cứu vấn đề. Tôi nói sang Anh, trong trường hợp không thể sang Mỹ hay Canada được".

Lê-nin khẳng định nhiệm vụ chính trị của chính quyền xô-viết là xây dựng kinh tế. Đó là trung tâm của mọi trung tâm. Lê-nin viết: "Ngày nay, chính trị tốt nhất là bớt nói chính trị đi. Các đồng chí hãy sử dụng nhiều kỹ sư và nhà nông học hơn nữa, hãy học tập họ, hãy kiểm tra công tác của họ, đừng biến các đại hội và hội nghị thành các cuộc mt-tinh tuyên truyền, mà thành các cơ quan kiểm tra những thành tựu kinh tế, những cơ quan trong đó chúng ta có thể thực sự học tập nghệ thuật xây dựng kinh tế".

Lê-nin nhắc nhở rằng, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, phải phát huy ảnh hưởng của mình trên vũ đài thế giới, không phải bằng những lời kêu gọi, bằng tuyên truyền trống rỗng, bằng thuyết giáo chính trị. Ảnh hưởng đó chỉ có thể có được bằng sức mạnh nêu gương, trước hết, là bằng những thành tựu kinh tế. Muốn vậy, phải tạo lập được một nền kinh tế hùng mạnh có khoa học kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao, có đời sống hạnh phúc cho mọi người.

Lê-nin mất ngày 21-1-1924 tại làng Gorki gần Mát-xcơ-va, thọ 54 tuổi, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội.

Tại Lễ tang của Người, vợ ông là bà N.Crup-xkai-a đã nói như sau: "Tôi tha thiết đề nghị các đồng chí đừng để nỗi đau buồn biến thành dấu hiệu kính trọng bề ngoài đối với cá nhân I.lich (Lê-nin). Đừng dựng tượng đài ông, đừng lấy tên ông đặt cho các cung điện, đừng tổ chức lễ lạt linh đình...Nếu các đồng chí muốn tỏ lòng kính trọng Vladimir Ilich, hãy mở các nhà trẻ, các vườn trẻ, hãy xây dựng nhà ở, thư viện, bệnh viện, nhà cho người tàn tật v.v...và nhất là, hãy bắt tay ngay vào việc cụ thể hóa những lời của Lê-nin".

Sức cuốn hút kỳ diệu của Lê-nin toát lên từ chiều sâu của di sản tư tưởng, tầm vóc sự nghiệp của Người và từ những phẩm chất tuyệt vời của một con người vĩ đại, nhưng vô cùng khiêm tốn và giản dị.


Số lượt người xem: 565    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm