SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
1
0
4
5
7
3
Bản tin quận 27 Tháng Tư 2020 7:45:00 SA

Thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

 

Nhằm thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; cung cấp thông tin về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển,…đến đội ngũ công chức, viên chức và người dân.

Ban Biên tập Bản tin Quận 5 thông tin cuốn cẩm nang “Cung cấp thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam” dưới hình thức HỎI – ĐÁP để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo Việt Nam do Cục thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Nhà xuất bản thông tin và tuyên truyền biên soạn, xuất bản. Cuốn cẩm nang gồm 3 phần, được trình bày theo dạng hỏi, đáp, tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu:  Phần 1: Khái quát về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển của Việt Nam. Phần 2: Các văn bản pháp luật liên quan đến biển, đảo. Phần 3: Những điều ngư dân cần biết.

Câu hỏi 17: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay có những văn bản quy phạm pháp luật nào liên quan đến biển, đảo?

Trả lời: Từ những năm đầu từ thế kỷ XXI trở lại đây, Việt Nam rất chú trọng hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm quy phạm hoá những quy định liên quan đến biển, đảo, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến biển, trong đó có thể kể đến một số văn bản quan trọng sau:

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam năm 1980, năm 1992 và năm 2013.

- Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 06/2003/QH11 năm 2003.

- Luật Dầu khí năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí số 19/2000/QH10 ngày 28/6/2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí số 10/2008/ QH12 ngày 03/6/2008.

- Luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11.

- Luật Thuỷ sản số 17/2003/QH11và Luật Thủy sản (sửa đổi năm 2017).

- Luật Biển Việt Nam năm 2012.

- Nghị quyết của Quốc hội ngày 23/6/1994 vẻ việc phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

- Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo (2015).

- Luật Quy hoạch năm 2017, trong đó có quy hoạch không gian biển quốc gia.

- Luật Cảnh sát biển Việt Nam số 33/2018/QH14 năm 2018.

- Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

- Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

- Nghị định số 25/2009/NĐ-TTg ngày 26/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020.

Những văn bản quy phạm pháp luật kể trên là cơ sở pháp lý quan trọng giúp Nhà nước Việt Nam tổ chức quản lý biển, đảo ngày càng có hiệu quả hơn. Các văn bản này về cơ bản phù hợp với những quy định của UNCLOS 1982, góp phần xây dựng những quy chế pháp lý thể hiện các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam; mở ra triển vọng thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.

Câu hỏi 18: Quá trình xây dựng và ý nghĩa của việc ban hành Luật biển Việt Nam năm 2012?

Trả lời: Sau khi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn UNCLOS 1982 vào ngày 23/6/1994, công tác xây dựng Luật biển Việt Nam đã được đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khoá X.

Luật biển Việt Nam năm 2012 được xây dựng dựa trên cơ sở những quy định của UNCLOS 1982, tham khảo các thông lệ quốc tế và thực tiễn của nhiều quốc gia ven biển, dựa trên các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Trải qua ba nhiệm kỳ Quốc hội khoá X, XI, XII với nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, ngày 21/6/2012 trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII, Luật biển Việt Nam đã chính thức được thông qua.

Luật biển Việt Nam năm 2012 gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

Nội dung của Luật biển Việt Nam năm 2012 đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: các nguyên tắc, chính sách quản lỷ và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vộ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.

Với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Việt Nam. Việc xây dựng và ban hành Luật biển Việt Nam năm 2012 là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng UNCLOS 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.

Câu hỏi 19: Trong Luật Biển Việt Nam 2012 ? Nhà nước Việt Nam đã đề ra những nguyên tắc gì để phát triển kinh tế biển?

Trả lời: Tại Điều 42 của Luật Biển Việt Nam 2012, Nhà nước Việt Nam đã đề ra 4 nguyên tắc để phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả, bao gồm:

1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển;

3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;

4. Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.


Số lượt người xem: 637    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm