SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
8
6
4
5
8
Bản tin quận 22 Tháng Ba 2021 8:35:00 SA

Cần quan tâm công tác PCCC tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo

 

Có thể nói, các cơ sở tôn giáo tại TP. Hồ Chí Minh số lượng nhiều nhất cả nước. Trong đó, có những cơ sở vừa mang đậm tính tâm linh, tôn giáo, vừa có giá trị vật chất, tinh thần, văn hóa - xã hội vô cùng lớn, mang dấu ấn hình thành và phát triển của Thành phố. Nhiều cơ sở được công nhận là Di tích lịch sử, Di tích kiến trúc nghệ thuật các cấp. Nếu một trong những cơ sở này xảy ra cháy, nổ thì thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần là không thể đong đếm, chưa kể đến tính mạng con người nếu xảy ra ngay trong các lễ, hội tập trung rất đông người.

Nhằm đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, chúng ta nên thực hiện một số yêu cầu, biện pháp sau:

Thứ nhất, người đứng đầu, các thành viên quản trị, quản lý và những người trực tiếp làm công việc trông coi các cơ sở tôn giáo luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tuân thủ các biện pháp an toàn về cháy, nổ góp phần kéo giảm nguy cơ cháy, nổ cũng như hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Thứ hai, tuyên truyền, khuyến cáo, vận động tín đồ hạn chế việc thắp nhang - đèn các loại. Đặc biệt, hạn chế tối đa việc đốt vàng mã, đồng thời đưa ra một số khẩu hiệu như: “Nhà chùa, hội quán đã thắp hương, vui lòng không thắp hương trong chánh điện” hoặc “Lòng thành chỉ thắp một nén hương”,… Những khẩu hiện này được bố trí tại những khu vực hợp lý, cần thiết. Bên cạnh đó, việc đốt vàng mã phải có thùng chứa hoặc đưa vào lò hoá (có nắp đậy), không để tro than bay ra ngoài lò đốt và khi đốt phải có người trong coi.

Thứ ba, kiểm tra lại tất cả các thiết bị điện, dây dẫn điện…, thay thế các thiết bị hư hỏng, không an toàn, các dây dẫn có dấu hiệu lão hoá, bong tróc…, dây dẫn điện đi vào ống bảo vệ, các mối phải chắc chắn, cách điện, mắc cố định lên tường; lắp đặt thiết bị đóng ngắt tự động bảo vệ, không câu mắc ngoài thiết kế,… đề phòng chập mạch, quá tải. Ra khỏi phòng, nhà phải ngắt hết các thiết bị điện, các thiết bị điện không sử dụng phải ngắt ra khỏi hệ thống.

Thứ tư, bố trí, sắp xếp hàng hoá, vật dụng gọn gàng; cách xa các thiết bị điện ít nhất 0,5m; cầu thang, hành lang, các cửa thoát nạn thông thoáng đảm bảo lối thoát nạn; thanh lý các vật dụng không cần thiết, phế phẩm không sử dụng được để giảm khối lượng chất cháy.

Thứ năm, quản lý chặt việc sử dụng gas, dầu và các nguồn lửa, nguồn nhiệt trong quá trình đun nấu và các hoạt động khác như thắp đèn màu, đèn hoa...

Thứ sáu, trang bị đèn chiếu sáng sự cố, biển chỉ dẫn thoát nạn để phục vụ thoát nạn; trang bị hệ thống báo cháy tự động, đầu báo rò rỉ gas,… để phát hiện cháy kịp thời; bố trí các bình chữa cháy xách tay, bể nước, phuy cát… đủ số lượng, tại các khu vực để đảm bảo chữa cháy tại chỗ, ban đầu mới phát sinh (nếu có).

Thứ bảy, chuẩn bị sẵn sàng phương án thoát nạn và xử lý các tình huống trong các buổi lễ hội, tết quan trọng, dự tính sẽ tập trung đông người.

Nếu có cháy, nổ xảy ra, phải tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất qua  số 114. Song song đó, lực lượng tại chỗ phải tổ chức chữa cháy và cứu nạn ngay lập tức trong điều kiện lực lượng, phương tiện sẵn có.

Hãy tích cực phòng cháy trước khi quá muộn!


Số lượt người xem: 502    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm