SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
5
7
0
6
6
Bản tin quận 10 Tháng Tư 2017 9:30:00 SA

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

 

Nhằm phát hiện sớm, không để xãy ra dịch bệnh tay chân miệng và hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng, ngày 06/3/2017, Ủy ban nhân dân Quận 5 đã ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn quận.

Ủy ban nhân dân quận yêu cầu các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đúng của người dân về phòng chống bệnh tay chân miệng; phổ biến rộng rãi cho người dân nội dung 3 thông điệp của Sở y tế Ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch”; thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ, người giữ trẻ, vật dụng và đồ chơi của trẻ bằng nước sạch và xà phòng; gia đình vệ sinh nhà cửa hàng ngày; khử khuẩn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ hàng tuần; không đưa trẻ đến trường khi trẻ mắc bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị; Nhận biết, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng: sốt cao, giật mình, đi đứng loạng choạng, thở mệt.. .để đưa trẻ đến ngay Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới khám và điều trị.

Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cán bộ y tế, Ban giám hiệu, giáo viên, bảo mẫu tại các trường mầm non & nhóm trẻ gia đình về chẩn đoán và xử trí, giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng,  tổ chức giám sát và phòng chống lây nhiễm bệnh tay chân miệng trong trường học.Trạm Y tế phường tổ chức cấp Chloramine B 25% cho người dân thực hiện chống dịch khi có ca bệnh tại nhà, hướng dẫn sử dụng cho mỗi lần cấp phát. Thực hiện vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần bằng Javel 5% để tiêu diệt mầm bệnh ở tất cả các khu vực có nhiều nguy cơ xảy ra dịch, bệnh (trường mầm non, nhóm trẻ gia đình, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi). Tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường vào thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần trên địa bàn quận để hạ thấp mầm bệnh trong cộng đồng tại những khu vực nguy cơ vào các đợt cao điểm tháng 4, tháng 9, sẵn sàng cơ số Chloramine B 25 % và vật tư cho công tác chống dịch. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp mới mắc tại cộng đông dân cư, trường học ; tô chức xử lý ô dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát và lan rộng.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Theo cơ quan y tế, giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng từ từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh:

- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

- Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Theo đó, dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

Để phòng bệnh tay chân miệng, cần thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm của trẻ cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 25% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Còn khi phát hiện trẻ bị bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám. Trong trường hợp được chỉ định theo dõi tại nhà, cần tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.


Số lượt người xem: 957    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm