SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
9
7
3
7
3
Bản tin quận 26 Tháng Sáu 2017 10:00:00 SA

Chuyên mục : Quận 5 – Bạn có biết ?

 

Đường Trần Phú

“Đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, nhà lãnh đạo trẻ đầy tài năng, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc”

Đồng chí Trần Phú (Lý Quý), sinh 1904 tại thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay là xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Nguyên quán ông ở làng Tùng Sinh (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là cụ Trần Văn Phổ, từng đỗ Giải nguyên (đỗ đầu kỳ thi Hương). Mẹ ông là bà Hoàng Thị Cát. Mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ, được họ hàng nuôi nấng, giúp đỡ, Trần Phú sớm có ý thức tự lập, vượt khó để vươn lên trong học tập, tham gia “Hội Tu tiến” để giúp đỡ bạn bè cùng chí hướng và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.

Đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Mặc dù hi sinh khi tuổi đời còn trẻ, nhưng đồng chí đã có những đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, đặc biệt là trong giai đoạn bước ngoặt của cách mạng Việt Nam trước và sau khi Đảng ta ra đời.

Tại Quận 5 có 01 di tích gắn liền với tên tuổi của đồng chí Trần Phú: Khu di tích Trại giam bệnh viện Chợ Quán – Nơi đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương bị giam giữ và hy sinh. Nơi đây, hàng năm đón gần 10.000 lượt cán bộ, đảng viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên Quận 5 đến viếng và dâng hương tại đây để tưởng nhớ đồng chí.

Đường Trần Phú - Đường này vốn là một đoạn đường ngày xưa nối xuyên suốt từ Gia Định ra Phú Xuân, còn gọi là đường Thiên Lý cũ. Dưới thời Pháp, đầu tiên đường có tên Route Statégique, sau đó đổi lại là Maréchal Pétain. Năm 1942, lại đổi ra đường Genéral Huntziger. Năm 1946, lại đổi một lần nữa là đường Ric đệ nhị (Hème Ric). Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành đường Nguyễn Hoàng. Từ 8/1975 thành đường Trần Phú. Đường Trần Phú qua Quận 5 từ đầu đường Nguyễn Văn Cừ, phường 4 đến đường Trần Hưng Đạo, phường 7, Quận 5 dài khoản 2,5 km.

Đường Trần Phú đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến An Dương Vương được mọi người biết đến như một phố tranh nổi tiếng khắp Thành phố Hồ Chí Minh. Cửa hàng bán tranh nối nhau không dứt, khách bộ hành ngang qua cứ ngỡ mình đi trên một con đường nghệ thuật. Ước tính có gần 90 cửa hàng tranh hoặc khung tranh, vật tư ngành sản xuất tranh… ở trên đoạn đường này, trở thành một “phố tranh” tập trung đông đảo và hùng hậu nhất thành phố. Khách có nhhu cầu mua tranh, khi đến, có thể bị bất ngờ về sự đa dạng của các thể loại tranh tại đường Trần Phú. Căn cứ vào chất liệu làm nên bức tranh, nội dung tranh lẫn phương pháp làm tranh đều có chỗ khác biệt vô cùng lớn. Ơ đây có cả tranh sơn mài, tranh sơn dầu, tranhh thêu, tranh cẩn đá quý, tranh đúc đồng, tranh phủ nhủ đồng, tranh lụa, tranh giấy, tranh gạo, tranh cát, tranh thêu, tranh giấy ép gỗ, tranh in sơn dầu, tranh in công nghệ 2D, 3D, tranh nền vải nhung…

Đoạn từ An Dương Vương đến Trần Hưng Đạo ngày trước được xem như là một bến xe di động, có đến hàng chục chành xe tụ về đây như: Kim Hoàng, Kim mã, Thanh Thủy… đi đến các tỉnh miền Đông Nam bộ và miền Tây; phục vụ khách hàng tận tình, đưa rước tận nhà cả hai chiều. Nên nơi đây luôn luôn tấp nập người qua lại, lên xuống hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay việc tập trung xe cộ đón khách tại đây đã được các cấp chính quyền vận động vào các bến xe lớn của Thành phố như Bến xe miền Tây, biến xe miền Đông nên nơi đây cũng chỉ còn vài chành xe. 

Ngoài ra, dọc theo tuyến đường Trần Phú về đêm còn có một số điểm bán món ăn vặt rất nổi tiếng được rất nhiều người biết đến như quán Bún chả Hà Nội nằm gần góc công viên Âu Lạc; quán xôi mặn 409 Trần Phú hay còn gọi là Xôi nhà xác (vì nằm gần nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương); quán xôi 451 Trần Phú (Trước tiệm mì Giai Ký)…


Số lượt người xem: 920    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm