SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
4
5
6
6
3
Bản tin quận 10 Tháng Bảy 2017 9:45:00 SA

Chuyên mục: Quận 5 – Bạn có biết ?

 

Đường Lê Hồng Phong

Đường Lê Hồng Phong – Thời Pháp thuộc đường này gồm 2 đường là Petrus Ký, đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Trần Phú, đoạn còn lại từ Trần Phú đến Hùng Vương có tên Boulevard de CeintureHo2a Ho2a

. Sau 1975 sát nhập lại thành đường Lê Hồng Phong. Hiện nay, đường Lê Hồng Phong có chiều dài khoản 1,5 km, xuyên suốt từ Trần Hưng Đạo qua Hùng Vương, đi qua các phường 2, 3, 4. Dọc theo tuyến đường này chúng ta dễ dàng qua các quận 1, 3, 10; đây là con đường tương đối lớn, có vỉa hè khá rộng rãi. Trước đây, một thời gian dài dọc tuyến đường là những bến xe buýt, Công ty TNHH Thành Bưởi, Công ty TNHH Phương Trang, Trà Lan Viên… đi về các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Nha Trang và các tỉnh miền Tây.

Ngoài ra, nơi đây còn có trụ sở Tổng công ty thuốc là Sài Gòn, đến năm 2010 thực hiện di dời sang khu công nghiệp Vĩnh Lộc – Bình Chánh; Trụ sở Thanh tra Sở giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh; Trụ sở Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 5… Dọc theo tuyến đường này chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy cụm chung cư Phan Văn Trị, nơi sinh sống của trên 300 hộ dân thuộc phường 2, Quận 5, những nhà hàng, quán ăn, shop Hoa…

 

ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG (1902-1942),

TỔNG BÍ THƯ CỦA ĐẢNG (1935-1936)

Đồng chí Lê Hồng Phong sinh năm 1902 tại tổng Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình nông dân lao động, tại một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, có phong trào đấu tranh chống bọn phong kiến và thực dân nổ ra liên tục như phong trào Cần Vương, tiếp đó là Việt Nam Quang Phục hội của Phan Bội Châu... 

Sau khi học xong sơ học yếu lược, Lê Hồng Phong đã rời làng ra thành phố, hết Vinh lại đến Bến Thuỷ, sống cảnh làm thuê làm mướn. Chính trong thời gian này, Lê Hồng Phong tận mắt chứng kiến cuộc sống bị bóc lột, bị áp bức bất công của nhân dân lao động do bọn thực dân, phong kiến gây ra. Và chính đồng chí cũng được thể nghiệm cuộc sống đó khi với thân phận là người thợ làm thuê. 

Từ năm 1924 đến 1931, sau khi đến Thái Lan một thời gian, Lê Hồng Phong cùng một số bạn bè tìm đường sang Quảng Châu, Trung Quốc vào năm 1924. Ở Quảng Châu, Lê Hồng Phong cùng một số bạn như Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ trong nhóm Tâm Tâm xã đã tích cực khôi phục lại phong trào yêu nước đang bị suy yếu. 

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Người tiếp xúc với nhóm người Việt Nam yêu nước ở đây, lập ra tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối cách mạng vô sản. Lê Hồng Phong là một trong những học trò đầu tiên của Người, được Người giác ngộ đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng vô sản. 

Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Lo sợ trước phong trào cách mạng dâng cao, thực dân Pháp tăng cường đàn áp. Tháng l-1940, chúng bắt giam Lê Hồng Phong tại quê, rồi giam vào Khám Lớn Sài Gòn, cuối năm 1940, chúng đày đồng chí ra Côn Đảo. Trước những đòn tra tấn dã man, liên tục của địch, đồng chí vẫn nêu cao chí khí cách mạng, không khai báo một lời. Chúng hành hạ đồng chí cho đến kiệt sức. Trước khi trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 6-9-1942, đồng chí nhắn lại: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn tin tưởng vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng”. 


Số lượt người xem: 871    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm