SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
6
0
5
6
0
Bản tin quận 02 Tháng Ba 2020 8:00:00 SA

Thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

 

Nhằm thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; cung cấp thông tin về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển,…đến đội ngũ công chức, viên chức và người dân.

Ban Biên tập Bản tin Quận 5 thông tin cuốn cẩm nang “Cung cấp thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam” dưới hình thức HỎI – ĐÁP để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo Việt Nam do Cục thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Nhà xuất bản thông tin và tuyên truyền biên soạn, xuất bản. Cuốn cẩm nang gồm 3 phần, được trình bày theo dạng hỏi, đáp, tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu:  Phần 1: Khái quát về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển của Việt Nam. Phần 2: Các văn bản pháp luật liên quan đến biển, đảo. Phần 3: Những điều ngư dân cần biết.

Câu hi 1: Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của Biển Dông?

Trả lời: Tên gọi “Biển Đông” mang hàm nghĩa biển ở phía Đông của Việt Nam - quốc gia có bờ biển dài nhất trong vùng biển này. Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa phía Tây của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ 3°- 26° vĩ độ Bắc và từ 100°- 121° kinh độ Đông. Biển Đông cũng là một trong những biển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương và là một trong 6 biển lớn nhất trên thế giới.

Theo số liệu của Cơ quan Thủy đạc Quốc tế (IHO), Điển Đông có thể tích khoảng 3,928 triệu km3, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lý, độ sâu trung bình là 1.140m, vực sâu nhất là 5.416m thuộc rìa lục địa Philippines. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm khoảng 1/4 diện tích Biển Đông. Vùng thềm lục địa với độ sâu dưới 200m chiếm phần lớn diện tích Biển Đông, trong đó vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ và eo biển Đài Loan đều có độ sâu dưới 100m.

Ranh giới của Biển Đông ở phía Đông Bắc là đường nối điểm cực Bắc đảo Đài Loan kéo vào bờ lục địa Trung Quốc, ranh giới phía Nam là khối nâng giữa các đảo Sumatra và đảo Kalimantan thuộc Indonesia.

Bao bọc xung quanh Biển Đông có Việt Nam và 9 quốc gia, vùng lãnh thổ khác là: Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có ý nghĩa quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới.

Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng với gần 12.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá với hơn 100 loài cá có giá trị kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển,... Nguồn tài nguyên sinh vật biển đã đem lại nguồn lợi to lớn cho ngành đánh bắt hải sản của nhiều nước. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philipines.

Biển Đông chứa đựng một tiềm năng lớn về tài nguyên dầu khí, được đánh giá là một trong năm bổn trũng chứa dâu khí lớn nhất thế giới. Toàn bộ thềm lục địa của Biển Đông được bao phủ bởi lớp trâm tích Đệ tam dày, có nơi còn lan sang cả dốc và bờ ngoài của rìa lục địa. Các khu vực có tiềm năng dấu khí cao là các bồn trũng Brunei - Sabao, Saravvak, Malay, Phattani, Nam Côn Sơn, Mê Kông, sông Hồng, cửa song Hậu. Các khu vực có tiềm năng khai thác dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Ngoài ra, khu vực Biển Đông còn chứa dựng lượng lớn tài nguyên khí hydrate metan đóng băng (băng cháy). Băng cháy chứa đến 90% khí metan và được hình thành trong điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thấp. Trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí đã tìm thấy ở thềm lục địa và đang được coi là nguồn nâng lượng thay thế dầu khí trong tương lai, nhưng vẫn là loại năng lượng hóa thạch.


Số lượt người xem: 630    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm