SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
4
3
8
9
6
Bản tin quận 09 Tháng Ba 2020 8:10:00 SA

Thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

 

Nhằm thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; cung cấp thông tin về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển,…đến đội ngũ công chức, viên chức và người dân.

Ban Biên tập Bản tin Quận 5 thông tin cuốn cẩm nang “Cung cấp thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam” dưới hình thức HỎI – ĐÁP để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo Việt Nam do Cục thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Nhà xuất bản thông tin và tuyên truyền biên soạn, xuất bản. Cuốn cẩm nang gồm 3 phần, được trình bày theo dạng hỏi, đáp, tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu:  Phần 1: Khái quát về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển của Việt Nam. Phần 2: Các văn bản pháp luật liên quan đến biển, đảo. Phần 3: Những điều ngư dân cần biết.

Câu hỏi 2: Biển Đông có v trí chiến lược như thế nào?

Trả lời: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, châu Âu và châu Á, Trung Đông và châu Á. Trong 10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới thì 4 tuyến có liên quan đến Biển Đông. Theo tính toán, hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển hàng năm và 45% trong số đó phải đi qua khu vực Biển Đông.

Biển Đông được coi là tuyến đường vận tải biển quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới, chỉ sau Địa Trung Hải ở châu Ẳu. Tính trung bình có khoảng 300 tàu các loại, bao gồm 200 tàu chở dầu qua lại Biển Đông hàng ngày, trong dó tàu có trọng tải trên 5.000 tấn chiếm khoảng 50%, tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên chiếm hơn 10%. Nằm trên tuyến đường giao thương này có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore (Singapore) và cảng Hồng Kông (Trung Quốc).

Biển Đông cũng là tuyến dường hàng hải thiết yếu để vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung Cận Đông và Đông Nam Á đến ba nền kinh tế lớn là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nền kinh tế các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan,... phụ thuộc rất lớn vào con đường biển này.

Bởi vậy, Biển Đông có vị trí hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về địa - chiến lược, an ninh - quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều khu vực khác trên thế giới, nhất là Trung Đông. Trong trường hợp Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào đó khống chế sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh - quốc phòng, chính trị, kinh tế của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Câu hỏi 3: Biển Đông có vai trò như thế nào dối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quổc của Việt Nam?

Trả lời: Từ góc độ vị trí địa lý, Biển Đông có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải, kinh tế và văn hóa đối với nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Về an ninh quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò là tuyến phòng thủ quan trọng ở phía Đông của Việt Nam. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Việt Nam có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tếthềm lục địa rộng lớn; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ với chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km, hợp thành các phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.

Về mặt kinh tế, Biển Đông là môi trường sinh sống, làm ăn từ ngàn đời nay của cư dân ven bờ biển Việt Nam. Biển Đông mang lại nguồn thức ăn dồi dào từ các loại động vật và thực vật. Mặt khác, với nguồn tài nguyên phong phú về dầu mỏ và các loại quặng sa khoáng của titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm,... Biển Đông còn tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thuỷ sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch,... Đối với kinh tế thương mại, Biển Đông không chỉ thúc đẩy quá trình buôn bán, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền trong nước mà còn là cửa ngõ để Việt Nam thiết lập quan hệ giao thương với thị trường khu vực và quốc tế.

Về giao thông vận tải và thông tin liên lạc, Biển Đông đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam có thể thông qua eo biển Malacca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Basi để đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Liên bang Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Đặc biệt, hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nằm ở trung tâm Biển Đông nên rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền quốc tế... Đây là điều kiện thuận lợi cho thấy giá trị quan trọng của Việt Nam trong tuyến đường hàng hải quốc tế này.

Về mặt văn hóa, Điển Đông giúp Việt Nam có thêm điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa lớn trong khu vực và thế giới, góp phần làm phong phú, đa dạng hơn nền văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập thế giới.


Số lượt người xem: 547    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm