SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
8
9
9
5
6
Bản tin quận 20 Tháng Tư 2020 7:35:00 SA

Thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

 

Nhằm thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; cung cấp thông tin về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển,…đến đội ngũ công chức, viên chức và người dân.

Ban Biên tập Bản tin Quận 5 thông tin cuốn cẩm nang “Cung cấp thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam” dưới hình thức HỎI – ĐÁP để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo Việt Nam do Cục thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Nhà xuất bản thông tin và tuyên truyền biên soạn, xuất bản. Cuốn cẩm nang gồm 3 phần, được trình bày theo dạng hỏi, đáp, tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu:  Phần 1: Khái quát về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển của Việt Nam. Phần 2: Các văn bản pháp luật liên quan đến biển, đảo. Phần 3: Những điều ngư dân cần biết.

Câu hỏi 14: Nội dung chính, vai trò và ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc và Luật Biển năm 1982?

Trả lời: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) được 107 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, ký kết tại Montego Bay (Jamaica) ngày 10/12/1982. Công ước bao gồm 17 phân, 320 diều khoản, 9 phụ lục và 4 nghị quyết. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Hiện nay đã có 162 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước.

UNCLOS 1982 là một văn kiện quốc tế đã bao quát toàn diện tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia (có biển cũng như không có biển, phát triển hay đang phát triển) về nhiều mặt như: an ninh, bảo vệ, nuôi trồng, khai thác tài nguyên, giao thông liên lạc, nghiên cứu khoa học, công nghệ,... đối với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia cũng như đối với các vùng biển nằm ngoài phạm vi thuộc quyên tài phán quốc gia.

UNCLOS 1982 là một công ước tiến bộ thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn câu có tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới. Công ước không chấp nhận bảo lưu mà đòi hỏi phải tham gia "cả gói” (package deal) theo nguyên tắc “nhất trí” (consensus). Các quốc gia tham gia Công ước phải có trách nhiệm ràng buộc và thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước.

Công ước được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỷ 20 và Công ước đã tạo ra một trật tự pháp lý mới trên biển, tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi. Công ước này được Tommy T.B. Koh - Chủ tjch Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 3 vê Luật Biển mệnh danh là “Bản Hiến pháp cho đại dương”.

Sau khi UNCLOS 1982 được thông qua ngày 30/4/1982, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay. Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này. Điểm 1 trong Nghị quyết nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biến 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biểr. Tham gia UNCLOS 1982, Việt Nam, quốc gia ven biển, được thừa nhận cố lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mỗ rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà Việt Nam được hưởng theo quy định của Công ước rộng gấp hơn 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.

Câu hỏi 15: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có những vùng biển nào?

Trả lời: Theo UNCLOS 1982, Việt Nam có các vùng biển là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Nội thủy. Vùng biển nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Lãnh hải: Vùng biển rộng 12 hải lý phía ngoài đường cơ sở. Các vùng biển này có quy chế pháp lý như lãnh thổ lục địa. Điều này có nghĩa là quốc gia ven biển có quyền thực thi chủ quyền của mình tại vùng biển này như đối với lãnh thổ đất liền (trừ quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải).

Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền lãnh hải, rộng 12 hải lý và có rìa ngoài cách đường cơ sỏ 24 hải lỷ.

Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liên với vùng tiếp giáp lãnh hải, rộng 188 hải lý tính từ rìa ngoài lãnh hải và có rìa ngoài cách đường cơ sở 200 hải lý.

Thềm lục địa: Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển phía bên ngoài của lãnh hải trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở trong trường hợp ranh giới ngoài của thềm lục địa ít hơn 200 hải lý.

Phạm vi và chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam được quy định chi tiết trong Luật Biển Việt Nam năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.


Số lượt người xem: 805    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm