SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
9
0
3
1
4
Bản tin quận 14 Tháng Mười Hai 2020 8:20:00 SA

Hưởng ứng ngày Quốc tế chống tham nhũng 9/12

 

Ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti-Corruption Day) được tổ chức vào ngày 9/12 hàng năm, kể từ khi thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng. Đây là một sự kiện thường niên do Liên Hiệp Quốc tổ chức, với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũnghối lộ và các vấn đề có liên quan, và vinh danh những người chống tham nhũng trong cộng đồng và chính phủ của họ.

Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (gọi tắt là Công ước) là văn kiện quốc tế đầu tiên có hiệu lực đối với các thành viên ở phạm vi toàn cầu trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 31/10/2003, có hiệu lực ngày 14/12/2005. Tính đến ngày 6/2/2020, Công ước đã có 187 thành viên, trong đó có 181 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc (trên tổng số 193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc). Tại Việt Nam, ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng và có hiệu lực từ ngày 18/9/2009.

Nội dung của Công ước bao gồm 8 chương, 71 điều quy định về các biện pháp mang tính phòng ngừa và xử phạt, hợp tác quốc tế và thu hồi tài sản tham nhũng nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở tất cả các thành viên. Việc đàm phán, ký kết và thông qua Công ước khẳng định quyết tâm và sự đồng thuận cao về sự cần thiết phải có những nỗ lực chung nhằm giải quyết thách thức do tham nhũng gây ra đối với tất cả các quốc gia, được thể hiện cụ thể trong Lời nói đầu của Công ước:

“Các Quốc gia thành viên Công ước này,

Lo ngại về tính nghiêm trọng của các vấn đề cũng như những mối đe dọa do tham nhũng gây ra đối với sự ổn định và an ninh xã hội, xói mòn các thể chế và các giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý và gây tổn hại đến sự phát triển bền vững và chế độ,

Cũng lo ngại về sự liên kết giữa tham nhũng với các loại tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm có tổ chức và tội phạm kinh tế, kể cả tẩy rửa tiền,

Lo ngại thêm về các vụ tham nhũng liên quan đến số lượng lớn tài sản mà những tài sản này đóng một phần quan trọng nguồn lực của các quốc gia, và rằng các vụ tham nhũng này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị và phát triển bền vững của các nước đó,

Tin tưởng cho rằng không còn là một vấn đề, tham nhũng là hiện tượng hiện đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế, nên hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát tham nhũng là yêu cầu cấp thiết,

Cũng tin tưởng rằng cần có một cách tiếp cận tổng thể và đa ngành để phòng, chống tham nhũng một cách có hiệu quả,

Tin tưởng thêm rằng trợ giúp kỹ thuật có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng của các quốc gia, kể cả bằng cách tăng cường năng lực và xây dựng thể chế, để phòng, chống tham nhũng một cách có hiệu quả,

Tin tưởng rằng việc làm giàu cho cá nhân một cách bất hợp pháp có thể đặc biệt gây phương hại cho các thể chế dân chủ, các nền kinh tế quốc dân và chế độ pháp quyền,

Quyết tâm phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tham nhũng một cách có hiệu quả hơn các hành vi chuyển nhượng quốc tế các tài sản có được một cách bất hợp pháp cũng như quyết tâm tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản,

Thừa nhận các nguyên tắc cơ bản về việc bảo đảm đúng trình tự thủ tục trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự hoặc hành chính liên quan đến việc phán quyết các quyền tài sản,

Ghi nhớ rằng việc ngăn ngừa và xoá bỏ tham nhũng là trách nhiệm của các quốc gia và rằng các quốc gia phải cùng nhau hợp tác, với sự hỗ trợ và tham gia của các cá nhân và các nhóm ngoài khu vực công như xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng nếu nỗ lực của họ trong lĩnh vực này có hiệu quả,

Cũng ghi nhận các nguyên tắc về quản lý đúng đắn công vụ và các nguyên tắc về tài sản công,công bằng, trách nhiệm và bình đẳng trước pháp luật cũng như sự cần thiết phải bảo đảm sự liêm chính và khuyến khích việc xây dựng văn hoá chống tham nhũng,

Biểu dương công việc của Uỷ ban về Phòng chống tội phạm và Tư pháp hình sự và Văn phòng về Ma tuý và Tội phạm của Liên hợp quốc trong hoạt động phòng chống tham nhũng,

Nhắc lại công việc của các tổ chức quốc tế và khu vực khác trong lĩnh vực này, trong đó có các hoạt động của Liên minh châu Phi, Hội đồng châu Âu, Hội đồng hợp tác hải quan, (cũng được biết đến là Tổ chức Hải quan thế giới), Liên minh châu Âu, Liên đoàn các nước Ả rập, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ,

Hài lòng ghi nhận các văn kiện đa phương về phòng, chống tham nhũng, trong đó có Công ước liên châu Mỹ về chống tham nhũng do Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ thông qua ngày 29/3/1996, Công ước chống tham nhũng liên quan đến công chức của các nước châu Âu và công chức của các Quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu do Hội đồng Liên minh châu Âu thông qua ngày 26 tháng 5 năm 1997, Công ước chống hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thông qua ngày 21 tháng 11 năm 1977, Công ước luật hình sự về tham nhũng do Uỷ ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu thông qua ngày 27 tháng 1 năm 1999, Công ước luật dân sự về tham nhũng do Uỷ ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu thông qua ngày 4 tháng 11 năm 1999, Công ước của Liên minh các nước châu Phi về phòng, chống tham nhũng do các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ Liên minh châu Phi thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2003,…”

Trong những năm qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, các cơ quan  thực thi pháp luật của Việt Nam đã phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế với quy mô lớn và tính chất đặc biệt nghiêm trọng, với các thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, một số vụ án có tính chất xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội. Có thể nói, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngoài quyết tâm chính trị và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở trong nước thì hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng cũng góp phần rất quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới hiện nay.


Số lượt người xem: 544    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm