SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
9
5
9
0
0
Tin tức sự kiện 21 Tháng Giêng 2019 2:00:00 CH

Sơ kết Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn năm 2018

 

Ngày 15/1/2018, đồng chí Lê Quốc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Quận Ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 5 đã chủ trì hội nghị sơ kết Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn năm 2018. Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban nhân dân 15 phường và các phòng ban, đơn vị liên quan.

 

Quang cảnh hội nghị

Năm 2018 của Ủy ban nhân dân Quận 5 đã triển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn Phường 1, 3, 6, 8, 10. Trong năm đã tổ chức 15 buổi tập huấn cho khoảng 750 người tại Ủy ban nhân dân 1, 3, 6, 8, 10 cho các đối tượng bao gồm: Ban chỉ đạo, tổ giúp việc, tổ dân phố , lực lượng nòng cốt, trường học, bệnh viện, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích và lực lượng rác dân lập sẽ tuyên truyền đến từng hộ gia đình. Tuyên truyền tài liệu gồm 17.142 quyển tài liệu hướng dẫn cách phân loại chất thải rắn tại nguồn phát đến từng hộ dân, lực lượng nòng cốt, Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc; phát 15.755 tờ thông báo thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đến từng hộ dân và hộ kinh doanh,  tuyên truyên bằng 894 tờ poster khổ giấy A2 dán ở các bản tin của 247 tổ dân phố (02 tờ/1tổ), 23 trường học (10 tờ/ 1 trường), 02 chợ (05 tờ/ chợ), 08 bệnh viện (20 tờ/ bệnh viện) và 300 banner tuyên truyền.

Tại các Phường thực hiện chương trình, công tác tuyên truyền phân loại chất thải rắn tại nguồn giữa các ban ngành được tiến hành thường xuyên trên các phương tiện thông tin bằng nhiều hình thức như: lồng ghép vào nội dung sinh hoạt tổ dân phố hàng quý, các pa-nô, băng rôn tuyên truyền, tài liệu và thông báo đến người dân trú đóng trên địa bàn phường. Vận động xã hội hóa lắp đặt camera giám sát ở các điểm nóng về tình trạng mất vệ sinh môi trường, ghi hình và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Thống kê trung bình tỉ lệ phân loại không đồng đều giữa các tháng và các hộ dân nhưng dao động từ mức 30-50% hộ dân tham gia thực hiện phân loại, trong đó tỉ lệ phân loại tốt đạt khoảng 50%. Trong các đợt cao điểm tổ chức tuyên truyền, giám sát liên tục thì tỉ lệ phân loại tốt tăng cao, nhưng khi kết thúc đợt tuyên truyền, giám sát thì tỉ lệ phân loại tốt có chiều hướng giảm.

Theo đánh giá của Phòng Tài nguyên – Môi trường quận, nhận thức của nhân dân trên địa bàn thực hiện Chương trình được ghi nhận là tốt, tuy nhiên để hình thành thói quen cần thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục. Lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt chưa chủ động nhắc nhở thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn. Nhiều người dân chưa có thói quen phân loại rác, vẫn còn lúng túng trong việc nhận diện các loại chất thải để phân loại nhất là người Hoa lớn tuổi lo việc nội trợ.  Lực lượng thu gom rác dân lập chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện, vật dụng thu gom; chất lượng thu gom còn kém, không đảm bảo vệ sinh môi trường; chưa gắn kết với địa phương nên việc điều phối lực lượng này tham gia chương trình gặp nhiều khó khăn, không thống nhất về thời gian thu gom. Một vài nơi còn tình trạng bỏ ngày thu gom, thu gom không đúng nơi quy định. Chưa áp dụng hình thức chế tài do đó việc thực hiện phân loại chưa đạt hiệu quả cao giữa các chủ nguồn thải có phân loại và không phân loại.

Năm 2019, Ủy ban nhân dân Quận 5 tiếp tục duy trì Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường 1, 3, 6, 8, 10 đồng thời mở rộng thực hiện Chương trình trên địa bàn Phường 2, 4, 5, 7, 9.

Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành 02 loại gồm: chất thải hữu cơ dễ phân hủy (rác thực phẩm); chất thải còn lại ( bao gồm chất thải có khả năng sử dụng, tái chế ( hay còn gọi là phế liệu) và các chất thải còn lại). Chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, chủ nguồn thải được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường. Không quy định màu sắc túi chứa rác.

Khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng túi có màu trắng, màu xanh để chứa chất thải hữu cơ. Sử dụng các loại túi có màu sắc khác (trừ màu trắng, màu xanh) để chứa chất thải còn lại . Túi chứa chất thải hữu cơ hoặc túi chứa chất thải còn lại được phân biệt bằng các hình thức như: dán nhãn, ghi dòng chữ trên túi, màu sắc túi hoặc đánh dấu để nhận biết trước khi chuyển đến điểm tập kết hoặc giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển.

Các trường hợp không bắt buộc dán nhãn hoặc đánh dấu trên túi chứa rác sinh hoạt để nhận biết như: Chủ nguồn thải, hộ gia đình sử dụng túi màu trắng, hoặc màu xanh để chứa chất thải hữu cơ; Chủ nguồn thải, hộ gia đình sử dụng các loại túi trên thị trường đã có in dòng chữ để nhận biết.

Không quy định màu sắc thùng đựng rác Khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng thiết bị lưu chứa là các thùng rác chuyên dụng của các nhà sản xuất có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ (rác thực phẩm), thùng màu xám để chứa chất thải còn lại.

Việc tổ chức thu gom, vận chuyển, tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt  sau phân loại: xe thu gom có dung tích 660 lít bằng nhựa hoặc composite: có thân và đáy thùng kín, có bánh xe để di chuyển bằng tay. Màu sắc và chữ gắn trên thân thùng như sau: Thùng chứa chất thải hữu cơ (rác thực phẩm): bên ngoài thùng được sơn màu xanh. Hai bên thân thùng được dán nhãn hoặc sơn dòng chữ “ CHẤT THẢI HỮU CƠ”. Chữ màu vàng và chiều cao chữ 15cm. Phía trước và sau thùng có dán nhãn phản quang màu vàng hình tam giác đều. Thùng chứa chất thải còn lại: bên ngoài thùng được sơn màu xám. Hai bên thân thùng được dán nhãn hoặc sơn dòng chữ “CHẤT THẢI CÒN LẠI”. Chữ màu vàng và chiều cao chữ 15cm. Phía trước và sau thùng có nhán nhãn phản quang màu vàng hình tam giác đều.

 Phương án thu gom: Tổ chức thu gom riêng chất thải hữu cơ dễ phân hủy và chất thải hữu cơ còn lại. Trường hợp chưa có phương tiện, thiết bị thu gom cùng lúc 2 loại chất thải; Tùy điều kiện địa phương, các phường nghiên cứu chọn phương án thu gom phù hợp để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

Thời gian, địa điểm thu gom: Ủy ban nhân dân phường thông báo thường xuyên về thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải hữu cơ dễ phân hủy và chất thải còn lại đến hộ dân và ngoài hộ dân trong phạm vi triển khai phân loại để biết và chuyển giao chất thải đúng theo quy định.

 Hộ gia đình, chủ nguồn thải được hỗ trợ nhãn dán để dán trên nắm, thân thùng (chứa chất thải hữu cơ và chất thải còn lại). Số lượng cấp phát 04 nhãn dán/lần/ hộ gia đình, chủ nguồn thải; tần suất 02 lần/năm. Hỗ trợ nhãn dán trên túi rác cho hộ gia đình thực hiện phân loại và chuyển giao là 06 tháng.


Số lượt người xem: 1581    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm