SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
9
3
3
2
6
Bản tin quận 06 Tháng Giêng 2020 7:40:00 SA

Mỗi độ Xuân về, chúng ta lại bồi hồi nhớ lời Bác Hồ “Chào Xuân”

 

“Năm cũ lịch cũ vừa qua

Năm mới lịch mới lại tới”

Ngày Xuân 28/1/1941 (Xuân Tân Tỵ), Đất nước đón một Người con của dân tộc, Đảng đón người sáng lập ra mình, trước đó 30 năm Người đi tìm chân lý để về giúp đồng bào. Bác trở về, Đảng có người trực tiếp giao dục, rèn luyện, dẫn lối đưa đường, nên 15 tuổi làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và đặt cơ sở cho những thắng lợi vẻ vang về sau của Cách mạng Việt Nam; 45 tuổi thống nhất được giang sơn, đưa giang sơn về một mối chung sức, đồng lòng xây dựng Việt Nam đàng hoàng, to đẹp; 56 tuổi làm cuộc đổi mới để tạo đà cho Việt Nam ta phát triển mạnh trong thế kỷ 21.

 

Hơn 4 năm sau kể từ ngày Xuân Tân Tỵ - ngày Bác Hồ đặt chân về giữa lòng Tổ quốc thân yêu, ngày 2/9/1945, sơn hà của Tổ quốc đã được thu về một mối, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Bác Hồ trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Xuân độc lập đầu tiên, Xuân Bính Tuất năm 1946, đúng giờ giao thừa, khi Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi khắp đất nước lời chúc mừng năm mới của Bác Hồ, thì chính Người lại đang vui Xuân cùng nhân dân yêu quý của mình tại Đền Ngọc Sơn, trong vai một cụ già theo cháu đi hái lộc. Lần đầu tiên nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước, được hưởng một mùa Xuân mới mẻ, giao thừa được nghe Bác Hồ đọc Thơ chúc Tết. Và, cũng bắt đầu từ đây vào ngày cuối cùng của năm cũ, ai nấy đều mong phút giao thừa đến để được nghe Thơ chúc Tết của Bác Hồ - những vần thơ rung động mọi trái tim, mang đậm tình cảm sắc thái của dân tộc và nhân loại. Và trong giờ phút giao thừa đó, Bác Hồ biết rất rõ rằng mọi người lắng nghe Bác đọc Thơ với tất cả tâm hồn mình, hình như Bác đang nói với mình.

Kể từ mùa Xuân độc lập đầu tiên đó, suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, nỗi lần Tết đến, Xuân về Bác mong cho đất nước càng ngày càng Xuân bằng việc làm thiết thực kêu gọi mọi người thực hiện “Tết trồng cây”. “Tết trồng cây”  là công việc mà Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân từ tháng 11/1959, tưởng như rất bình thường nhưng cùng với thời gian chúng ta càng thấy ở đó những ý nghĩa sâu xa bắt nguồn từ truyền thống lâu đời của dân tộc cũng như những ý tưởng đi trước thời đại trong việc giữ gìn môi trường thiên nhiên.

“Tết trồng cây” đưa đến cho mỗi người, mỗi gia đình việc làm, niềm vui trong tình cảm truyền thống Việt Nam đón Tết cổ truyền dân tộc “vui Tết trồng cây, nơi nơi phấn khởi, người người thi đua”. “Mùa Xuân là Tết trồng cây”, chính là loài người lợi dụng cái luật tự nhiên của tạo hóa để làm sôi động cuộc sống của tạo hóa, của con người, cho nên “Tết trồng cây mùa Xuân thì trời vui, đất vui, người càng vui”...

Điều Bác dạy ta Tết trồng cây là vậy, việc Bác làm để nêu gương sáng là Tết năm 1960 - Tết mừng Đảng ta 30 tuổi trẻ, mừng Nhà nước ta 15 Xuân xanh, Bác Hồ đi trồng cây tại Công viên Hồ Bảy mẫu (nay là Công viên Thống Nhất). Bắt đầu từ bấy đến nay và mãi mãi về sau, Bác Hồ cho chúng ta những mùa Xuân có ý nghĩa nhân văn: Cứ ngày Tết đến, đất nước, nhân dân lại nô nức Tết trồng cây mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước; và để đền ơn trả nghĩa công lao Bác Hồ đã cho ta “mùa Xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”.

Suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về Bác Hồ lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa Xuân ấm no, hạnh phúc. Thường thì trước Tết 3 tháng Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành chuẩn bị Tết cho dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm: Tìm ý thơ cho bài Thơ mừng năm mới; Soạn thảo bài viết “Tết trồng cây”; và cuối cùng là một chương trình đi thăm dân không thể thiếu đối với Bác - Một chương trình riêng mà chỉ có Bác và các đồng chí cảnh vệ biết.

Nhớ Bác Hồ, trong cuộc “vi hành” đêm 30 Tết Bính Tuất (1946) của mùa Xuân độc lập đầu tiên, Bác đã chứng kiến cảnh gia đình một người đạp xích lô Tết mà không có Tết ngoài một nén hương đang cháy dở trên bàn, còn chủ nhà thì đang nằm đắp chiếu mê mệt vì ốm. Bác đã xúc động lấy khăn lau nước mắt, lặng lẽ bước ra khỏi nhà bảo đồng chí thư ký ghi lại địa chỉ để hôm sau báo lại cho đồng chí chủ tịch Hà Nội biết; Nhớ Bác Hồ, tối 30 Tết Canh Tý (1960), Bác đến thăm gia đình mẹ con chị Tin, một lao động nghèo ở phố Hàng Chĩnh Hà Nội; Chiều mồng 2 Tết Tân Sửu (1961), Bác đến Văn Miếu dự buổi bình thơ Xuân của các cụ; Mùng 2 Tết Nhâm Dần (1962), Bác đến thăm các cháu học sinh ở Hải Phòng; Chiều 29 Tết Quý Mão (1963), Bác cải trang thành một cụ già theo cháu đi chợ hoa và chợ Đồng Xuân... tất cả đều bí mật, bất ngờ và bao giờ cũng biết tình cảm thật của người dân.

Như Tết năm 1960, nếu Bác chỉ đến thăm các gia đình theo chương trình của các cơ quan bố trí thì làm sao Chủ Tịch nước biết được gần đến giao thừa rồi mà chị Tin vẫn phải đi gánh nước thuê, đổi gạo để sáng mai mồng một Tết có cơm ăn cho bốn đứa con của mình. Bác vào nhà thăm hỏi mẹ con chị Tin. (Chồng chị Tin là một công nhân khuân vác ở bến Phà Đen đã mất cách đó bốn năm. Còn chị cho đến lúc này vẫn chưa có việc làm ổn định). Gọi là nhà nhưng đâu có phải là nhà mà là một cái chài như một túp lều. Cảnh nghèo của gia đình đã phũ phàng bày ra trước mắt Bác. Trên cái bàn gỗ mục chỉ có một nải chuối xanh và một nén hương. Bốn đứa nhỏ, đứa lớn nhất mới 10 tuổi đang ngồi trên giường chia nhau một gói kẹo. Bác đã nói với những người phục vụ, bảo vệ đi cùng về nỗi lòng mình: Đúng là Ba mươi Tết mà không có Tết. Vậy còn bao nhiêu gia đình như thế này ở khắp mọi miền đất nước? Cứ ngồi nghe báo cáo thì đâu cũng là no ấm, tươi vui... Về đến nhà, các đồng chí Bộ Chính trị đang chờ Bác để chúc mừng năm mới. Mọi người băn khoăn khi thấy Bác không vui. Bác kể lại hoàn cảnh chị Tin cho mọi người nghe. Cuối câu chuyện Bác nói: “Ta có chính quyền trong tay, nhưng chính quyền đó chưa thực sự là do dân, vì dân. Một số lãnh đạo các địa phương đã quan liêu và nặng về hình thức. Họ không chịu đi sâu, đi sát quần chúng, nên phục vụ quần chúng chưa tốt. Nếu chúng ta chỉ nghe báo cáo của họ thì sẽ không bao giờ nắm được chính xác tình hình để có chủ trương, nghị quyết đúng đắn. Đảng quan liêu, Chính quyền quan liêu thực sự là một nguy cơ đối với đất nước chúng ta”.

Cứ mỗi mùa Xuân đến, cùng với việc nghĩ đến dân, bao giờ Bác cũng nghĩ đến Đảng. Phải chăng chính Bác là người đã sáng lập ra Đảng vào đúng mùa Xuân. Bác nghĩ đến Đảng với lòng tự hào, nhưng cũng đầy lo âu. Nhất là từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất làm giảm sút uy tín của Đảng và gây nên những tổn thất đáng kể đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Là một lãnh tụ có tàm nhìn xa rộng, Bác đã dự báo rất sớm nguy cơ này đối với tất cả đảng viên của Đảng kể cả với Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Mùa Xuân năm 1965, tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do trung ương triệu tập, Bác đã nói lên những lời tâm huyết: “Muốn giữ gìn sự trong sáng của chủ ghĩa Mác - Lê nin thì trước hết phải tự mình trong sáng. Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta”.

Từ diễn đàn của hội nghị, Bác đã nghiêm khắc phê phán những cán bộ đảng viên có chức, có quyền mà thoái hóa biến chất.”Ở cương vị phụ trách thì cho mình có quyền hơn hết thẩy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào thì coi như một giang sơn riêng, không biết lơi ích toàn cục, họ coi thường những quyết định của tổ chức, họ là những “ông quan liêu” chỉ thích dùng mệnh lệnh đối với đồng chí và nhân dân. Số người đó coi Đảng như một cái cầu thang để thăng quan phát tài. Họ không quan tâm đến đời sống của nhân dân mà chỉ lo nghĩ đến lợi ích của riêng mình. Họ quên rằng mỗi đồng tiền, hạt gạo đều là mồ hôi, nước mắt của nhân dân, do đó mà sinh ra phô trương, lãng phí. Họ tự cho mình sống xa hoa, hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ô truy lạc, thậm chí xa vào tội lỗi... ”

Những lời nói chân tình của Bác từ mùa Xuân năm ấy như đang nhắn nhủ với chúng ta hôm nay.

15 năm Bác Hồ ở và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch, năm nào cũng vậy, Bác vẫn mời những đồng chí trực tiếp phục vụ Bác, những chiến sĩ công an trực tiếp bảo vệ Bác ăn bữa cơm tất niên vào ngày Tết cổ truyền dân tộc bằng những đồng tiền nhuận bút và tiết kiệm của Bác và cho chụp ảnh kỷ niệm với Bác. Những Tết mà Bác đi công tác xa thì Bác giao cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm việc này.

Đó là sự chăm lo đầy tình thương của người Ông, người Bác, người Cha. Thật là công Bác vô cùng, trả công Người không dễ.


Số lượt người xem: 803    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm