SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
4
2
7
0
0
Bản tin quận 17 Tháng Sáu 2019 2:15:00 CH

Hàn cắt thùng phuy, bồn chứa (đã từng chứa xăng dầu, sơn…) – mối nguy hiểm chết người bị nhiều người xem thường

 

Khoảng 07 giờ 30 phút, ngày 04/01/2017, ông Nguyễn Văn T, sinh năm: 1946, trú tại khu phố Thái Bình, phường Long Bình, Quận 9 chở thùng phuy dung tích 200 lít đến tiệm của anh Lê Văn D, sinh năm: 1962, trên đường Nguyễn Xiển để cắt làm máng heo. Anh D đặt thùng phuy nằm trên nền sân và dùng máy hàn điện cắt còn ông T đứng ở phía nắp thùng quan sát. Bất ngờ tiếng nổ đinh tai phát ra, chiếc nắp thùng phuy bị thổi bay và cắt ngang phần bụng ông T khiến ông tử vong tại chỗ. Theo cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường thì rất có thể thùng phuy bị nổ vốn chứa sơn hoặc dung môi pha sơn. Thành phần của sơn gồm nhựa (như: Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon…), bột màu, phụ gia, dung môi (như: toluene, acetone, xylene…), chất kết dính… Dù sơn đã sử dụng hết nhưng vẫn còn lượng nhỏ các hóa chất bám dính ở thành thùng, các chất này hóa hơi tạo thành hỗn hợp khí dễ cháy nổ; trong đó, đặc biệt nguy hiểm là toluene, acetone, xylene, alkyd… Khi dùng hàn điện cắt thùng, nhiệt độ lên tới hàng ngàn oC đã đốt cháy hỗn hợp khí trong thùng với tốc độ rất khủng khiếp gây ra nổ. Đây không phải trường hợp hiếm gặp mà đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước; tháng 5 năm 2016, một người đàn ông làm nghề cơ khí ở thôn Trung Chính, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội cắt thùng phuy đựng xăng (đã hết xăng), thùng phát nổ làm anh này gãy chân; hay tháng 12 năm 2015, anh Thái Hoàng H (35 tuổi, quê Đồng Tháp) bị bỏng nặng do dùng cưa máy cắt thùng phuy đựng dầu cũ (loại 200 lít) để tận dụng đựng vữa…

Qua những vụ việc thương tâm nêu trên, chúng ta nhận ra điểm tương đồng là các nạn nhân đều sử dụng máy hàn hoặc máy cưa cắt thùng phuy, bồn vốn chứa xăng dầu, sơn… Sở dĩ nhiều người dân dám “đùa giỡn với tử thần” bởi vì họ nghĩ thùng, bồn hết xăng, dầu, sơn rồi thì không còn nguy hiểm cháy nổ nữa. Song họ đâu biết rằng, các phuy, bồn mặc dầu không còn chứa xăng, dầu, sơn nhưng bên trong vẫn còn một lượng hơi xăng dầu hoặc dung môi pha sơn nhất định. Hỗn hợp khí này sẵn sàng bắt lửa và gây nổ khi gặp nguồn nhiệt phù hợp.

Bởi vậy, trước khi tiến hành hàn cắt, sửa chữa thùng phuy, bồn như trên, đầu tiên phải mở nắp và để một thời gian cho hơi bên trong thoát ra; sau đó dùng các loại hóa chất thích hợp để tẩy rửa. Đối với phuy, bồn từng chứa xăng dầu có thể dùng chế phẩm PTN-K01, chế phẩm Simple Green Cleaner, xà phòng hoặc hóa chất công nghiệp khác để làm sạch; với phuy, bồn từng chứa sơn có thể dùng dung dịch Axit Sunfuric 20% để tẩy rửa… Tiếp đó cần đổ đầy nước vào thùng, bồn và đổ ra để đảm bảo làm sạch hết hỗn hợp khí rồi mới bắt đầu hàn cắt.


Số lượt người xem: 2141    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm