SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
9
3
6
7
5
Bản tin quận 12 Tháng Tám 2019 8:40:00 SA

Chủ tịch Tôn Đức Thắng, trọn đời vì nước, vì dân

 

Chủ tịch Tôn Đức Thắng quê ở xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, sinh ngày 20/8/1888 trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 18 tuổi, Chủ tịch Tôn Đức Thắng lên Sài Gòn, là một trong những người đầu tiên của phong trào công nhân cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta. Đồng thời là người công nhân Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã cùng với hải quân Pháp nổi dậy ở biển Đen để kéo cờ ủng hộ nước Nga Xô Viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Sau đó Chủ tịch Tôn Đức Thắng làm thợ máy cho hãng xe hơi Ro7no, tham gia hoạt động tích cực trong phong trào công nhân Pháp. Rồi trở về Sài Gòn năm 1920, Chủ tịch Tôn Đức Thắng bắt tay xây dựng các cơ sở công hội bí mật. Qua các sách báo của Nguyễn Ái Quốc, tiếp thu được Chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã lãnh đạo phong trào bãi công của thủy thủ và công nhân Nam bộ, như bãi công ở hãng Ba Son tháng 8/1925. Tiếp tục tham gia hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đến năm 1927 được cử vào Ban chấp hành kỳ bộ Nam Kỳ. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã bị bọn đế quốc bắt phạt án 20 năm tù khổ sai tại Khám lớn Sài Gòn và địa ngục Côn Đảo năm 1929. Trong ngục tù đế quốc, Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn giữ vững niềm tin vào thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ý chí kiên cường, hiên ngang, bất khuất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong nhà tù Côn Đảo mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của người Cộng sản Việt Nam. Năm 1945, cách mạng tháng 8 thắng lợi, Chủ tịch Tôn Đức Thắng trở lại Sài Gòn, tiếp tục hoạt động cách mạng. Được Đảng giao nhiệm vụ ở cương vị nào Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng đã cống hiến hết mình cho độc lập tự do dân tộc.

Cuộc đời hoạt động cách mạng gần 70 năm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, là sự phấn đấu không mệt mỏi, góp phần cùng với Trung ương Đảng, Quốc hội, Mặt trận và với Bác Hồ để đưa hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. Gần 70 năm, trên hành trình cách mạng của mình Chủ tịch Tôn Đức Thắng không có một ngày nghỉ ngơi. Đồng thời là người có những đóng góp to lớn trong việc lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Cống hiến to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với cách mạng Việt Nam còn là tấm gương đạo đức sáng ngời cho các thế hệ cách mạng, nhất là những lớp thanh niên Việt Nam. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh rất cảm động : “… di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân ta là chất người Tôn Đức Thắng…”. Kết tinh chất người ấy là lòng thương nước, yêu dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, với đức chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị hôn nhiên trong sáng …

Ngoài ra Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một người con ưu tú của nhân dân Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, cho phong trào đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân dân thế giới vì hòa bình và sự phát triển đi lên của thời đại.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sống thọ gần 92 tuổi (20/8/1888 – 30/3/1980), đã cống hiến 70 năm đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta và cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới. Như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết : “Là một chiến sĩ cách mạng dân tộc và chiến sĩ cách mạng thế giới, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt Nam đầu tiên tham gia đấu tranh bảo vệ cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại … Đồng chí Tôn Đức Thắng là một tấm gương về đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư rất trong sáng”. Để cho các thế hệ người Việt Nam chúng ta mãi mãi học tập, noi theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến.

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2019), cả dân tộc ta hãy tưởng nhớ tới cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Tôn đã : “Suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư rất trong sáng”. Để cho các thế hệ người Việt Nam chúng ta mãi mãi học tập, noi theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến.


Số lượt người xem: 1089    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm