SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
0
5
9
2
7
0
Bản tin quận 16 Tháng Ba 2020 8:40:00 SA

Thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

 

Nhằm thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; cung cấp thông tin về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển,…đến đội ngũ công chức, viên chức và người dân.

Ban Biên tập Bản tin Quận 5 thông tin cuốn cẩm nang “Cung cấp thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam” dưới hình thức HỎI – ĐÁP để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo Việt Nam do Cục thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Nhà xuất bản thông tin và tuyên truyền biên soạn, xuất bản. Cuốn cẩm nang gồm 3 phần, được trình bày theo dạng hỏi, đáp, tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu:  Phần 1: Khái quát về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển của Việt Nam. Phần 2: Các văn bản pháp luật liên quan đến biển, đảo. Phần 3: Những điều ngư dân cần biết.

Câu hỏi 4: Các vùng biển, đảo đã được người Việt Nam chiếm lĩnh, khai thác và làm chủ trong lịch sử như thế nào?

Trả lời: Các chính quyền và nhà nước Việt Nam trong lịch sử đã từng bước khai phá, sáp nhập, làm chủ, thực thi chủ quyền và bảo hộ các vùng biển, đảo như một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam trong suốt diễn trình lịch sử hàng ngàn năm qua.

Trong đó, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở giữa Biển Đông đã được các chúa Nguyễn  Đàng Trong khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền liên tục từ đầu thế kỷ 17.

Các nguồn tư liệu và công trình nghiên cứu đều khẳng định rằng chậm nhất là đến đầu thế kỷ 18, chủ quyền Việt Nam đã mỗ rộng từ miên Bắc tới miên Nam, đến tận khu vực Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan.

Tiếp đó, kế thừa những cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm của người Chăm, vương quốc Champa và đặc biệt là của chính quyền các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vương triều Tây Sơn và vương triều Nguyễn đều chăm lo xây dựng, phát triển lực lượng thủy quân, đồng thời luôn quan tâm bảo vệ chủ quyền trên biển, tích cực tổ chức và thường xuyên tiến hành nhiều hoạt động để thực hiện chủ quyền và bảo vệ vùng biển, đảo của quốc gia, bao gồm tiến hành đo vẽ các cửa biển, đường biển; xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc ở các cửa biển trọng yếu; chú trọng việc tổ chức tuần phòng biển và xây dựng một lực lượng thủy binh mạnh để gìn giữ vùng biển quốc gia.

Câu hỏi 5: Tại sao nói Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên biển khá lớn?

Trả lời: Việt Nam có ba mặt giáp với Biển Đông ỏ phía Đông, phía Nam và phía Tây Nam. Diện tích trên Biển Đông thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam gấp khoảng hơn 3 lần so với diện tích đất tự nhiên trên đất liền, trải dài từ Bắc vào Nam, bắt đầu từ vịnh Bắc Bộ, xuống vùng biển miền Trung, kéo dài đến tận vùng vịnh Thái Lan. Giữa Biển Đông có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tạo thành một vùng liên hoàn giữa đất, biển và trời. Nước ta có 28/63 tỉnh/thành phố trung ương giáp biển. Không có nơi nào trên đất nước Việt Nam cách xa bờ biển hơn 500km.

Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Số lượng các đảo ven bờ khoảng 2.773 hòn đảo. Trong đó, vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiều đảo nhất của cả nước. Có 82 đảo có diện tích lớn hơn 1 km2, chiếm 92% tổng diện tích các đảo của Việt Nam. Trong đó, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km2 (lớn nhất là đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, tiếp đó là đảo Cái Bâu thuộc tỉnh Quảng Ninh, đảo Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng); khoảng 1.295 đảo nhỏ chưa chính thức được đặt tên. Mặc dù các đảo phân bố không đều nhưng tất cả các vùng biển ven bờ Việt Nam đều có các đảo che chắn ở mức độ khác nhau. Hầu hết các đảo này cách bờ không xa, tạo thành những hệ sinh thái đảo hấp dẫn, trong đó có vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Mặt khác, bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp còn là tiềm năng về du lịch lớn của Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam còn có hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở vùng thềm lục địa của Việt Nam với trữ lượng dầu khí dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỉ m3/năm. Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có tiềm năng lớn về quặng thiếc và quặng sa khoáng như titan, đất hiếm,... đã nói trên.

Biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nguồn lợi sinh vật biển phong phú, đa dạng về giống loài với trữ lượng khá lớn. Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam khoảng 5,3 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng cho phép đánh bắt bền vững tối đa là 2,3 triệu tấn/năm, sản lượng tôm được phép khai thác từ 50.000 - 70.000 tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có trên 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được nhiều người ưa thích như: mực, hải sâm, trai, ốc,... Ngoài các nguồn lợi cá, tôm, động vật thân mềm còn có các loài đặc sản biển có giá trị kinh tế cao rất đặc trưng cho vùng biển Việt Nam như: hải âu, yến, động vật đáy, câu gai, các loại động vật làm dược liệu...

Lãnh thổ Việt Nam có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vũng, vịnh sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển cảng biển, giao thông vận tải biển và mô rộng giao lưu với bên ngoài.


Số lượt người xem: 522    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm