SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
9
1
1
3
7
Bản tin quận 23 Tháng Ba 2020 8:15:00 SA

Thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

 

Nhằm thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; cung cấp thông tin về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển,…đến đội ngũ công chức, viên chức và người dân.

Ban Biên tập Bản tin Quận 5 thông tin cuốn cẩm nang “Cung cấp thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam” dưới hình thức HỎI – ĐÁP để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo Việt Nam do Cục thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Nhà xuất bản thông tin và tuyên truyền biên soạn, xuất bản. Cuốn cẩm nang gồm 3 phần, được trình bày theo dạng hỏi, đáp, tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu:  Phần 1: Khái quát về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển của Việt Nam. Phần 2: Các văn bản pháp luật liên quan đến biển, đảo. Phần 3: Những điều ngư dân cần biết.

Câu hỏi 6: Biển, đảo Việt Nam mang lại những nguồn lợi kinh tế quan trọng nào?

Trả lời: Vùng biển và ven biển Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng, cả về chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phòng. Tiềm năng, lợi thế biển Việt Nam da dạng và phong phú, hoạt động phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế to lớn, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm:

1/ Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

Đây là nghề biển truyền thống có thể mạnh của nước ta. Với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 5,3 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác 2,3 triệu tấn, đồng thời diện tích nuôi trồng thủy, hải sản cũng khá lớn, khoảng 1.000.000 ha. Nghề nuôi trồng thủy, hải sản đã có bước phát triển khá, tăng nhanh cả về diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng, phát triển đều ở cả ba vùng: nước lợ, nước mặnnước ngọt Công nghiệp chế biến thủy, hải sản, đặc biệt là chế biến phục vụ xuất khẩu đã có bước phát triển vượt bậc, mở đường và tạo cầu nối, tạo thị trường để các ngành nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản phát triển.

2/ Kinh tế hàng hải

Việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển quốc gia với tổng trọng tải hơn 2 triệu DWT, bình quân tăng 6,4%/năm về số lượng và 11%/năm về trọng tải. Quy mô và số lượng cảng biển ngày càng tăng. Cuối năm 1995, nước ta mới có hơn 70 cảng biển/bến, chỉ sau 15 năm, vào năm 2010, Việt Nam đã xây dựng được Hệ thống cảng biển gồm hàng trăm cảng và bến cảng lớn nhô, trải dài từ Nam ra Bắc.

3/ Công nghiệp tàu biển

Trình độ, năng lực đóng mới, sửa chữa tàu biển của Việt Nam so với trước đây đã có tiến bộ vượt bậc, hiện đại hóa một bước theo hướng tập trung quy mô lớn, bước đầu có phân công chuyên môn hóa, vươn ra đóng tàu cở lớn, tàu chuyên dùng đạt chất lượng đăng kiểm quốc tế.

4/ Nghề làm muối

Trên dọc chiều dài bờ biển có hơn 20 tỉnh, thành phố có nghề sản xuất muối biển với tổng diện tích khoảng 15.000 ha và hơn 80.000 lao động nghề muối. Nghề muối biển Việt Nam sản xuất được bình quân 800.000 - 1.200.000 tấn muối/năm. Một số đồng muối ở miền Trung Việt Nam được đánh giá là có thể sản xuất muối sạch, muối ngon của thế giới, có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn muối công nghiệp và muối sạch cho nhu cầu tiêu dùng ở trong nước và ngoài nước.

5/ Công nghiệp khai thác dầu khí

Dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển, có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam được xác định là khá lớn như đã nói trên. Hoạt động kinh doanh dịch vụ dầu khí cũng từng bước phát triển theo hướng hiện đại. Hệ thống cơ sỏ vật chất kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành, như: dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sửa chữa thiết bị dầu khí, dịch vụ dung dịch khoan, vật tư, hóa phẩm cho khoan, dịch vụ phân tích các loại mẫu, gia công chế tạo, lắp ráp các khối chân đế giàn khoan, xây lắp và bảo dưỡng các công trình biển, xây lắp các đường ống dẫn dầu khí; bảo hiểm dầu khí, cung cấp lao động và dịch vụ sinh hoạt đã được xây dựng.

6/ Du lịch biển

Hàng năm, vùng biển Việt Nam thu hút 73% số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, với tốc độ tăng trưỏng bình quân khoảng 12,6%/năm. Khách du lịch quốc tế đến các khu vực trọng điểm du lịch tăng nhanh, riêng khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và Huế - Đà Nẵng tăng 41%/năm; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 22,6%. Đối với khách du lịch nội địa, biển, đảo thu hút tới hơn 50% số lượt du khách, với tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1994 - 2003 là 16%/năm.


Số lượt người xem: 555    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm