SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
8
9
6
8
8
4
Bản tin quận 06 Tháng Tư 2020 7:40:00 CH

Thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

 

Nhằm thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo; cung cấp thông tin về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển,…đến đội ngũ công chức, viên chức và người dân.

Ban Biên tập Bản tin Quận 5 thông tin cuốn cẩm nang “Cung cấp thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam” dưới hình thức HỎI – ĐÁP để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo Việt Nam do Cục thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Nhà xuất bản thông tin và tuyên truyền biên soạn, xuất bản. Cuốn cẩm nang gồm 3 phần, được trình bày theo dạng hỏi, đáp, tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu:  Phần 1: Khái quát về biển, đảo và chiến lược phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển của Việt Nam. Phần 2: Các văn bản pháp luật liên quan đến biển, đảo. Phần 3: Những điều ngư dân cần biết.

Câu hỏi 8: Các vấn đmũi nhọn cn tập trung trong phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện nay?

Trả lời: Với tiềm năng và cơ hội đang hiển hiện trước mắt, trong phát triển kinh tế biển hiện nay, Việt Nam cần phải tập trung vào một số vấn đề “mũi nhọn” sau:

(1) Huy động và phát huy tốt tất cả các nguồn lực để khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển, tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về kinh tế biển, hướng mạnh về xuất khẩu, góp phần tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển;

(2) Tạo bước “nhảy vọt” trong phát triển kinh tế biển; Kết hợp kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo theo một chương trình liên kết có hiệu quả và hiệu lực cao;

(3) Phát triển và hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm và bước đi thích hợp có tính tới hợp tác quốc tế và hội nhập;

(4) Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng và bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển bên vững của vùng biển, ven biển và các hải đảo.

Các vấn đề mũi nhọn này đều tập trung vào mục tiêu phát triển tổng quát kinh tế biển Việt Nam là đảm bảo ổn định và an toàn lãnh hải quốc gia, xây dựng vùng ven biển thành vùng kinh tế phát triển năng động, thúc đẩy các vùng khác trong cả nước phát triển với tốc độ nhanh và tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu hòi 9: Đến năm 2030, chủ trương phát triển các ngành kinh tế biển theo thứ tự Ưu tiên như thế nào?

Trả lời: Đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên:

(1) Du lịch và dịch vụ biển;

(2) Kinh tế hàng hải;

(3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác;

(4) Nuôi trồng và khai thác hải sản;

(5) Công nghiệp ven biển;

(6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Câu hỏi 10: Việt Nam có Chiến lược gìn giữ và bảo vệ môi trường biển như thế nào?

Trả lời: Giữ gìn và bảo vệ môi trường biển nằm trong khuôn khổ chung của chiến lược bảo vệ môi trường toàn quốc. Nghị quyết số 246/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 20/9/1985 về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đề ra mục tiêu tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, khôi phục phát triển tài nguyên sinh vật, sử dụng hợp lý và tổng hợp các tài nguyên khoáng sản đất, nước, rừng, biển, khí hậu, du lịch,...

Từ năm 1986, vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991) xác định bảo vộ môi trường là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2000. Với sự giúp đỡ của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Việt Nam đã sớm hoàn thành Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (Khuôn khổ hành động) và trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brasil) năm 1992. Kế hoạch quốc gia đã chỉ ra những vấn đề cấp bách của môi trường Việt Nam, trong đó có vấn đề tài nguyên biển và đặc biệt chỉ rõ tài nguyên sinh vật vùng ven biển đang bị suy giảm nhanh, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm. Bản kế hoạch này thực sự được coi như Chiến lược quốc gia về môi trường cho giai đoạn 1991-2000 với 7 chương trình hành động, gồm: (1) Quản lý phát triển đô thị và dân số; (2) Quản lý tổng hợp các lưu vực sông; (3) Kiểm soát ô nhiễm và chất thải; (4) Quản lý tổng hợp vùng ven biển; (5) Bảo vệ đa dạng sinh học; (6) Bảo vệ các vùng đất ngập nước; (7) Quản lý các vườn quốc gia và các khu bảo vệ.

Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brasil) năm 1992, Chính phủ Việt Nam tuyên bố: Việt Nam nhận thức rõ thực tế rằng biển và đại dương có một ý nghĩa đặc biệt đối với sự sống trên hành tinh chúng ta và nước chúng tôi ủng hộ cuộc đấu tranh chống việc biến biển hay đại dương thành các bãi phế thải và rác vì điều này sẽ nhanh chóng hủy hoại các hệ sinh thái biển và tài nguyên thiên nhiên, hậu quả tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. Cần phải có các biện pháp thống nhất để quản lý biển và đại dương thông qua việc tăng cường sự hợp tác quốc tế và khu vực và thông qua các cố gắng có phối hợp nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm biển và duy trì tính đa dạng sinh học của biển.

Có thể thấy rõ quan điểm thống nhất của Việt Nam là cần phải sớm áp dụng các biện pháp quản lý biển tổng hợp, coi trọng giữa môi trường và phát triển bền vững, sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực. Trong đó, bảo vệ môi trường Biển Đông là nghĩa vụ của tất cả các quốc gia ven biển này.


Số lượt người xem: 773    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm