SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
1
0
2
3
3
5
2
Giới thiệu 19 Tháng Sáu 2013 11:30:00 SA

Được Trần Hưng Đạo

 

Là đường vào loại dài nhất và trục lộ chính của thành phố đi qua nhiều quận, đường đài khoảng 6 km. Trước đây Sài Gòn và Chợ Lớn là hai thành phố biệt lập. Năm 1865 người Pháp làm đoạn đường ở phía Sài Gòn đặt tên Galliéni còn đoạn phía Chợ Lớn gọi là Des Marins. Giữa 2 thành ph là một cánh đồng hoang, bưng trũng. Đến năm 1910, hai thành phố sát nhập gọi là Sài Gòn - Chợ Lớn, năm 1916 bưng trũng dần được lấp, phố xá mở mang cùng với sự kéo dài đường Galliéni và đường Des Marins nối nhau thành một đường (ở đoạn Nguyễn Văn Cừ hiện nay). Đầu tiên đường trải đá sỏi, đá ong, mãi đến 1928 mi được tráng nhựa. Giữa đường có hàng đèn điện hai bên có đường ray tàu điện đi về. Năm 1953 đường tàu điện ngừng hoạt động đến 1954 mặt đường nâng cấp, đường ray tàu điện bị lấp băng và tráng nhựa cao lên. Năm 1952, chính quyền Bảo Đại đi tên đường DesMarins thành đường Đồng Khánh. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đi tên đường Galliéni thành đường Trần Hưng Đạo. Sau năm 1975 hai đường sát nhập thành đường Trần Hưng Đạo. (Trong nhân dân vẫn quen gọi đường Trần Hưng Đạo cũ là Trần Hưng Đạo A và đường Đồng Khánh cũ là Trần Hưng Đạo B).

Trần Hưng Đạo (1232-1300) còn gọi là Trần Quốc Tuấn, anh hùng dân tộc dưới thời Trần có công chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Ông là vị tướng giỏi biết phát huy lòng yêu nước của nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm hùng mạnh nhất thế giới lúc đương thời. Ông là tác giả sách “Binh thư yếu lược” một tác phẩm quân sự lỗi lạc, và bài “Hịch tướng sĩ” kêu gọi động viên khí phách, chí anh hùng của quân dân thời Trần chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm.


Số lượt người xem: 3746    
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm