1. Chủ các hộ gia đình, hộ kinh doanh và các thành viên trong gia đình phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về PC&CC, chủ động nắm vững các kiến thức cơ bản, tham gia huấn luyện nghiệp vụ PC&CC.
2. Trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ và phải sử dụng thành thạo. Đảm bảo khi có cháy xảy ra bình tĩnh và xử lý kịp thời, hiệu quả khi mới phát sinh.
3. Cải tạo, thay đổi các vật liệu công trình và các vật liệu trang trí bên trong bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy; giảm số lượng hàng hóa để hạn chế lượng chất cháy. Sắp xếp, treo mắc hàng hóa theo lô, dãy, đảm bảo khoảng cách chống cháy lan, cách xa các bảng điện, thiết bị điện (quạt điện, bóng đèn…) ít nhất 0,5m, không sắp xếp trên hành lang, cầu thang để đảm bảo lối thoát nạn thông thoáng.
4. Hạn chế sử dụng cửa cuốn làm cửa chính, sử dụng biển hiệu quảng cáo không che chắn ban công; chuẩn bị sẵn sàng chìa khóa khóa, hạn chế sử dụng các loại khóa chống trộm, trang bị đèn chiếu sáng sự cố… phục vụ việc thoát nạn.
5. Kiểm tra, cải tạo hệ thống điện: dây dẫn điện đi vào ống bảo vệ, các mối phải chắc chắn, cách điện, mắc cố định lên tường; lắp đặt thiết bị đóng ngắt tự động bảo vệ, không câu mắc ngoài thiết kế… đề phòng chập mạch, quá tải. Ra khỏi nhà phải ngắt hết các thiết bị điện, các thiết bị điện không sữ dụng phải ngắt ra khỏi hệ thống
6. Việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong thắp nhang, đèn thờ cúng, đốt vàng mã, đun nấu, hút thuốc lá… phải được trông coi cẩn thận, đảm bảo khoảng cách an toàn về PC&CC.
7. Khi phát hiện cháy, nổ phải nhanh chóng báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PC&CC theo số máy 114 để tổ chức chữa cháy và cứu nạn kịp thời, có hiệu quả.
Hãy tích cực phòng cháy trước khi quá muộn.