SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
0
9
8
0
6
8
5
Tin tức sự kiện 02 Tháng Tư 2018 9:05:00 SA

Vụ cháy làm 13 người chết, 28 người bị thương tại Chung cư Carina – Bài học xương máu từ sự chủ quan và tùy tiện

 

Mấy ngày qua, dư luận xã hội cả nước hoang mang, xót xa, rất nhiều người sợ sệt, đặc biệt là người dân đang sinh sống tại các chung cư, nhà tập thể… khi trực tiếp chứng kiến hoặc gián tiếp theo dõi qua thông tin báo đài, các trang mạng xã hội… về vụ cháy làm 13 người chết, 28 người bị thương tại Chung cư Carina, địa chỉ số 1648 đường Võ Văn Kiệt, Phường 16, Quận 8, xảy ra vào lúc 01 giờ 27 phút, ngày 23/3/2018. Đây là vụ cháy có thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về người xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 16 năm qua, kể từ sau vụ cháy Trung tâm thương mại ITC năm 2002.

Và cũng theo dư luận xã hội và thông tin trên báo đài, các trang mạng xã hội… có rất nhiều ý kiến chia sẽ, bình luận, tranh luận, đặt câu hỏi về nguyên nhân và trách nhiệm. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do hệ thống PC&CC không hoạt động, lực lượng bảo vệ không thường trực, phát hiện cháy chậm, bảo vệ hút thuốc ngay trong tầng hầm; có ý kiến cho rằng do cửa ngăn khói tại tầng hầm bị chèn nên mất tác dụng; có ý kiến hỏi tại sao lực lượng Cảnh sát PC&CC kiểm tra thường xuyên sao hệ thống PC&CC không hoạt động; có ý kiến cho rằng các thiếu sót về PC&CC tại chung cư đã được người dân phát hiện và cảnh báo;  cũng có ý kiến cho rằng cư dân không có kiến thức – kỹ năng về PC&CC và thoát nạn, quá hoảng loạn… Trước khi các cơ quan chức năng công bố chính thức nguyên nhân và truy cứu trách nhiệm những tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra hậu quả quá lớn như vậy, thì những người có liên quan cần bình tĩnh, suy xét thật kỹ bản thân, đừng vội đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm, những người không liên quan thì hãy rút kinh nghiệm cho bản thân bằng các việc làm thực tế.

Khi nghe thông tin cháy xảy ra làm rất nhiều người chết và bị thương thì bất cứ ai trong chúng ta cũng không khỏi giật mình, lo lắng nhưng có được bao nhiêu người trong chúng ta đã tự hỏi: trách nhiệm PC&CC là của ai? bản thân mình đã làm công tác phòng ngừa cháy nổ chưa? bản thân mình sẽ làm gì nếu có cháy nổ xảy ra? bản thân mình làm công tác PC&CC là vì ai, vì cái gì?... 

Vụ cháy Chung cư Carina gióng lên hồi chuông báo động về công tác PC&CC cho các chung cư, nhà tập thể… còn lại trên cả nước và kể cả các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ sở dịch vụ - tập trung đông người; là một minh chứng sống động, là một bài học xương máu từ sự chủ quan và tùy tiện:

Thứ nhất, sự chủ quan trong công tác PC&CC:

- Theo đúng quy định, mỗi năm chung cư được kiểm tra PC&CC theo quý, việc kiểm tra phải thông báo trước 03 ngày làm việc; như vậy, việc đón đoàn kiểm tra và phục vụ kiểm tra đã có sự chuẩn bị, thậm chí đối phó; thời gian ngoài các đợt kiểm tra, hàng ngày, hàng tháng thì lực lượng Cảnh sát PC&CC không thể nào đảm bảo chung cư có duy trì đầy đủ các điều kiện an toàn hay không? Việc tự kiểm tra an toàn PC&CC giữa các kỳ kiểm tra của cơ quan Cảnh sát PC&CC (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) tại chung cư hầu như qua loa, chiếu lệ; mỗi tháng cũng chỉ ghi một biên bản theo kiểu photocopy sẵn và ký tên để đối phó.

- Mỗi đợt kiểm tra, nội dung kiểm tra rất nhiều, thời gian kiểm tra thường chỉ trong một hoặc vài ngày nên không thể nào kiểm tra được từng đầu báo cháy, từng họng nước chữa cháy, từng đèn chiếu sáng sự cố, từng tầng, từng căn hộ… chỉ dừng ở sát xuất và không thể nào chắc chắn 100% phương tiện hoạt động tốt hay không?

 - Việc tuyên truyền kiến thức – kỹ năng về PC&CC; huấn luyện nghiệp vụ PC&CC… được tổ chức hàng năm, thường kết hợp với dịp hội nghị cư dân; chỉ mới dừng ở đội viên đội PC&CC, từng hộ dân và từng cư dân thì chưa có vì người dân thờ ơ, xem thường, không tham dự, không hợp tác… nên hầu hết cư dân không biết làm gì khi có cháy, nổ xảy ra, rồi hoảng loạn, xô đẩy, giẩm đạp…

- Việc tổ chức thực tập phương án thoát nạn, phương án xử lý cháy, nổ… đa phần có kế hoạch, có sắp đặt sẵn, mang tính biểu diễn… chưa phát huy tinh thần tự chủ, xử lý linh hoạt.

- Việc xử lý các hành vi vi phạm các điều kiện an toàn về PC&CC chỉ dừng ở xử lý Chủ đầu tư, Ban Quản lý – Ban Quản trị; chủ yếu xử lý tập thể, chung chung và cũng chỉ dừng ở hình thức phạt tiền, chưa đình chỉ hoạt động nên tính nghiêm minh, răn đe chưa phát huy tác dụng.

- Việc niêm yết nội quy PC&CC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm nguồn lửa – nguồn nhiệt…: chủ yếu cho có, không sát với thực tế, việc đôn đốc, đảm bảo cho cư dân chấp hành hầu như không có và chưa bao giờ thấy xử lý vi phạm.

- Đội PC&CC tại chổ, bảo vệ, kỹ thuật – an ninh: thường xuyên thay đổi, việc kiện toàn, huấn luyện nhiệp vụ, đảm bảo hoạt động không kịp thời; một số thì lớn tuổi, sức khỏe, không nhiệt huyết… thậm chí vi phạm nội quy PC&CC; khi xảy ra sự cố không hoàn thành được nhiệm vụ.

- Việc thường trực bảo vệ, tuần tra canh gác không nghiêm túc dẫn đến phát hiện cháy chậm, để cháy lan, cháy lớn.

- Các kiến nghị về PC&CC của cơ quan Cảnh sát PC&CC sau mỗi đợt kiểm tra thì chậm khắc phục và tổ chức thực hiện nên nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn.

Chính sự chủ quan của Chủ đầu tư, Ban Quản lý – Ban Quản trị, Đội viên PC&CC tại chổ, bảo vệ - an ninh – kỹ thuật… nên khi có cháy: hệ thống, phương tiện PC&CC không hoạt động; bảo vệ hút thuốc, đun nấu, thờ cúng trong tầng hầm; lực lượng bảo vệ không thường trực, phát hiện cháy chậm; cửa ngăn khói tại tầng hầm bị chèn nên mất tác dụng ngăn khói… như báo đài và mạng xã hội nêu.

Thứ hai, sự tùy tiện của cư dân đang sinh sống tại chung cư:

- Ý thức chấp hành các quy định, nội dung về PC&CC rất thấp; khi bị nhắc nhở thì sẵn sàng chửi lại.

- Bất cẩn, cẩu thả trong sử dụng điện, trong đun nấu, trong thờ cúng, trong hút thuốc lá, trong hàn cắt kim loại…

- Sắp xếp hàng hóa, vật dụng sinh hoạt ngay trên hành lang, cầu thang, cản trở thoát nạn; che chắn thiết bị điện, vi phạm khoảng cách an toàn về PC&CC.

- Chìa khóa nhà xâu quá nhiều chìa, không thống nhất vị trí đặt chìa khóa… nên khi có cháy không mở được cửa.

 - Không trang bị phương tiện PC&CC cần thiết và không biết sử dụng nên khi có cháy không thể xử lý kịp thời, phải chờ lực lượng bảo vệ và Cảnh sát PC&CC.

- Không dự nghe tuyên truyền kiến thức – kỹ năng về PC&CC; không tham gia huấn luyện nghiệp vụ PC&CC và thực tập phương án thoát nạn, phương án xử lý cháy, nổ… nên không có kiến thức – kỹ năng về PC&CC và thoát nạn, quá hoảng loạn khi có cháy…

- Thờ ơ với các hoạt động PC&CC của địa phương, của chung cư… không phản ánh, khiếu nại, kiến nghị khi phát hiện có nguy cơ cháy, nổ.

Từ sự tùy tiện của cư dân nên mới có việc chèn cửa ngăn khói để khi có cháy, khói ngập cầu thang, không thoát nạn được; một người chèn cửa, cả trăm cư dân không phát hiện hay phát hiện mà không phản ảnh…; cũng từ sự tùy tiện dẫn đến thờ ơ nên khi có cháy, không có kiến thức – kỹ năng về PC&CC và thoát nạn, quá hoảng loạn khi có cháy; không phản ánh, kiến nghị quyết liệt nên nguy cơ cháy luôn rình rập và hậu quả tất yếu cháy đã xảy ra.

Khi chúng ta lựa chọn chung cư, nhà tập thể… làm nơi sinh sống cho mình và người thân thì trước nhất chúng ta phải xem nó là căn nhà chung, có nhiều thành viên, mỗi hộ - mỗi cư dân phải gắn kết và thượng tôn các nội quy, quy định chung, vì lợi ích chung; bởi lẻ, chỉ cần một người vô tình hay cố ý cũng có thể làm ảnh hưởng lớn đến tất cả các cư dân còn lại. Và kể cả chúng ta đi đến chợ, trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người thì ý thức cộng đồng cũng cần thiết hơn bao giờ hết, chỉ cần một người làm thì hậu của rất nhiều người phải gánh chịu.

Đã đến lúc, mỗi người chúng ta phải nghĩ rằng: làm công tác PC&CC là vì sinh mạng của bản thân mình và những người thân yêu của mình, và phải tích cực phòng ngừa trước khi quá muộn, không ai phòng ngừa cháy nổ tốt bằng chúng ta, không ai xử lý cháy nổ ban đầu kịp thời và hiệu quả như lực lượng tại chỗ, người phát hiện cháy nổ đầu tiên.


Số lượt người xem: 1033    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm