Thực hiện Quyết định số 6742/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020; ngày 5/3/2019, Ủy ban nhân dân Quận 5 đã ban hành kế hoạch hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2019
Theo đó, bình quân hàng năm, hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí và đưa tối thiểu 15 người lao động có hộ khẩu thường trú tại Quận 5, hộ vừa vượt chuẩn hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số; thân nhân của người có công với cách mạng. Người lao động đồng thời thuộc hai hay nhiều đối tượng trên sẽ được lựa chọn áp dụng theo đối tượng có lợi nhất cho người lao động và chỉ được hưởng một lần các khoản hỗ trợ (đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài, giải quyểt rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài).
Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; đào tạo ngoại ngữ theo mức cụ thể của từng khóa học và theo thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học; tiền ăn trong thời gian đào tạo mức 40.000 đồng/người/ngày; chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên là 200.000 đồng/người/khóa học.
Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm: lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 157/2015/TT- BTC ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và lưu trú tại Việt Nam; lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 174/2011/BTC ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp; lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động; chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.
Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo mức quy định tại điểm a khoản 3 điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm nước ngoài, cụ thể: hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài 10.000.000 đồng/trường hợp. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn, mức hỗ trợ 5.000,000 đồng/ trường hợp. Hỗ trợ cho một số trường hợp khách quan do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ nhưng không quá 5.000.000 đồng/trường hợp.
Người lao động, tùy theo diện đối tượng cụ thể được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội quận được giao quản lý hoặc nhận ủy thác, bao gồm: Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ giảm nghèo; Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn và nguồn vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm của quận. Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp mức vay trên 50 triệu đồng, người lao động phải có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật. Thời hạn vay vốn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi trong hợp đồng ký kết giữa ngưòi lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động nộp 1 bộ hồ sơ (trực tiếp) đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận để được xem xét hỗ trợ chí phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Giấy đề nghị hỗ trợ (Mẫu 1 Thông tư liên tịch sổ 09/2016/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính); giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ, Bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (có xác nhận của doanh nghiệp) hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động với chủ sử dụng lao động (nếu hợp đồng bàng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt vạ có chứng thực) và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bản sao hộ chiếu và thị thực; Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chửng nhận hoàn thành khóa học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo; Hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp. Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của người lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ cho người lao động.