Sinh ra trong một gia đình gốc Hoa, chị Hồng Kim Phụng, Trưởng trạm y tế phường 7- Trung tâm Y tế Dự phòng Quận 5, TP HCM đã vượt qua định kiến không cần học cao để được đi học, đi làm.
Từng lớn lên trong gia đình tư sản có của ăn của để, bỗng chốc gia đình chị Phụng trắng tay. Cả nhà gồm 13 người phải về huyện Trà Ôn, tỉnh Cửu Long (nay là Vĩnh Long) để làm ruộng. Một buổi đi học, một buổi chị phải về phụ giúp gia đình cấy lúa, gặt thuê thế nhưng hủ gạo trong nhà lúc nào cũng cạn. Suốt 9 năm ròng, gia đình chị vẫn lập đi lập lại trưa ăn cháo, tối ăn cơm để những đứa con nhỏ được no bụng. Thế nhưng, khó khăn không chùng bước, mỗi ngày chị vẫn đi về hơn 10 km để được đến trường. Năm 1988, tốt nghiệp y sĩ Trường Trung cấp y học dân tộc, chị về quê làm việc. Năm 1989, cả gia đình chuyển lên TP HCM, chị vào làm việc tại Trung tâm Y tế dự phòng Quận 5.
Năm 2011, chị Phụng được bổ nhiệm làm trạm trưởng y tế phường 7. Chị cùng tập thể trạm y tế luôn chủ động sắp xếp thực hiện các chương trình sức khỏe một cách khoa học, chú trọng ưu tiên hàng đầu công tác chống dịch để không xảy ra tình trạng dịch bệnh lan ra diện rộng. Trong công tác điều hành, chị luôn có sự phân công rõ ràng cho từng thành viên và tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, các chương trình sức khỏe do các nhân viên quản lý đều phát huy và đạt hiệu quả cao. Giám sát kiểm tra đôn đốc nhân viên trạm y tế thực hiện các qui trình, quy chế chuyên môn và giải quyết kịp thời các yêu cầu của đơn vị đề ra.
Trong năm 2015- 2016, chị đã thực hiện giải pháp “Quản lý và giám sát tốt các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường 7 Quận 5”. Ban đầu, chị ổn định hành lang pháp lý bằng cách bám sát các văn bản hướng dẫn chỉ đạo từ UBND TP, Ban chỉ đạo liên ngành quận, phòng y tế nhằm tham mưu kịp thời các kế hoạch triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn. Sau đó, chương trình tăng cường công tác quản lý giám sát, giáo dục truyền thông và tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức và hướng dẫn hỗ trợ thủ tục cho các cơ sở dịch vụ ăn uống. Chỉ đạo nhân viên tranh thủ thời gian gửi thư mời tiêm chủng, vãng gia cập nhật danh sách các cơ sở kinh doanh ăn uống mới trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp tốt với ban ngành đoàn thể, kinh tế, địa chính xây dựng môi trường, ban điều hành… để kịp thời phát hiện các điểm nóng trên địa bàn. Chị cũng tranh thủ xin giấy giới thiệu của UBND Phường để tiếp cận cơ sở hướng dẫn các điều kiện để bảo đảm ATTP, hướng dẫn thủ tục cần thiết để cơ sở chuẩn bị tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Song song đó, chị tổ chức truyền thông, mít ting phát động “Tháng hành động vì ATTP”.Tổ chức lớp xác nhận kiến thức VS ATTP cho đối tượng thức ăn đường phố. Phát thanh 24 buổi (lồng ghép vào các buổi truyền thông, phát thanh đầu giờ).Vận động các cơ sở trên địa bàn treo băng rôn trong đợt trọng điểm như dịp tết, lễ hội, tháng hành động…. Trước khi chọn lọc cơ sở để tiến hành một cuộc thanh kiểm tra, đi thực tế khảo sát nắm cơ bản tình hình địa bàn, việc kinh doanh; nếu cơ sở mới khai trương, hướng dẫn duy trì điều kiện VS ATTP để cơ sở kinh doanh một thời gian ổn định mới đưa vào danh sách thanh kiểm tra; những cơ sở kinh doanh lâu năm nhưng không chấp hành qui định duy trì các điều kiện VS ATTP, sau khi xác minh đưa vào danh sách thanh kiểm tra. Chị đã chủ động xếp lịch thanh kiểm tra ngày giờ cụ thể, tham mưu lãnh đạo UBND phường chỉ đạo các thành viên trong đoàn sắp xếp tham gia đầy đủ, bảo đảm tiến độ cho các đợt thanh kiểm tra đạt chất lượng và không ảnh hưởng đến công tác chính của các thành viên trong đoàn.
Kết quả, năm 2015, tổng số lượt cơ sở được kiểm tra 324/304, đạt tỷ lệ 106,57% trong đó số cơ sở đạt: 57; số cơ sở bị cảnh cáo: 266; số cơ sở bị xử lý: 01 đạt 0,3 % (vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở). Hình thức phạt tiền: 750.000 đồng.Năm 2016, tổng số lượt cơ sở được kiểm tra: 398/ 378, đạt tỷ lệ 105,29% trong đó số cơ sở đạt: 48; số cơ sở bị cảnh cáo: 260; số cơ sở bị xử lý: 90. Hình thức phạt tiền: 57 triệu đồng (trong đó đoàn thanh tra phạt: 46 triệu đồng). Các cơ sở đa phần vi phạm điều kiện trang thiết bị, dụng cụ không được che chắn, không bảo đảm vệ sinh, không khám sức khỏe, không tham dự lớp xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm…
“Khi thực hiện giải pháp này, chủ của những cơ sở kinh doanh ăn uống hàng rong hiểu, họ nhiệt tình ủng hộ. Những người không hiểu họ chống đối hoặc làm theo cách đối phó. Thế, tôi vẫn kiên trì giải thích, nhắc nhớ và biện pháp cuối cùng là xử phạt để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân”- chị cho biết.
Một số thành tích chị Hồng Kim Phụng đạt được:
- Đạt chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2011, 2013, 2014, 2015, 2016.
- Bằng khen UBND TP HCM hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hai năm liên tục 2013-2014 (QĐ 1833/QĐ-UBND ngày 20/4/2015, Số sổ vàng: 45/BC-UB).
- Gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của ngành y tế TP HCM giai đoạn 2010-2014, QĐ số 350/ QĐ-BYT ngày 09/02/2015.
- Đạt danh hiệu “Nữ CNVC–LĐ tiêu biểu” trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cấp quận năm 2015, 2016.
- Giấy khen của UBND Quận 5 đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận 5 năm 2016 (Số QĐ: 0614/ QĐ- UBND ngày 17/02/2017).