Trong thời gian qua, hoạt động dinh dưỡng tại Quận 5 đã được triển khai một cách đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi đã giảm liên tục, duy trì ở mức < 3%; chương trình phòng chống thiếu vitamin A luôn đạt tỷ lệ > 98%; chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng đã đạt được các chỉ tiêu được giao. Trong giai đoạn 2017 – 2020, Quận 5 đặt ra mục tiêu chung là đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh; hạn chế tình trạng thừa cân - béo phì và kiểm soát có hiệu quả các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của nhân dân; duy trì các thành quả của các chương trình mục tiêu quốc gia, giảm suy dinh dưỡng bền vững, đóng góp vào chỉ tiêu chung và chỉ tiêu phát triển con người.
Cụ thể: Kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì. Khống chế và duy trì tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 12%, kiểm soát tình trạng thừa cân - béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 35%; Kiểm soát có hiệu quả các yếu tố nguy cơ của một sổ bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng ở người trưởng thành. Khống chế tỷ lệ người trưởng thành bị rối loạn chuyển hóa đường dưới 35%, khống chế tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao dưới 40%, khống chế tỷ lệ béo bụng ở người trưởng thành dưới 30%; Cải thiện số lượng và chất lượng bữa ăn của người dân.Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng của mỗi bữa ăn dưới 1800 Kcal giảm xuống dưới 10%,tỷ lệ hộ gia đình tại quận có khẩu phần ăn cân đối (tỷ lệ các chất sinh năng lượng) P:L:G = (13-20):(20-25):(55-65) đạt 50%; Cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc của người dân. Duy trì tỷ lệ suy đinh dưỡng nhẹ cân (CN/T) trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5%, duy trì tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (CC/T) trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 7%, duy trì tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống dưới 10%; Giảm tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, nâng độ phủ muối, gia vị có bổ sung iốt hộ gia đình; Giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai xuống dưới 15%, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối, gia vị có bổ sung iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh tật >90%, mức iốt niệu trung vị đạt 10 mcg/dl; Nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý của người dân.Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức dinh dưỡng đúng cho trẻ dưới 2 tuổi đạt trên80%, tỷ lệ bà mẹ có thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ dưới 2 tuổi đạt trên 70%, tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ có kiến thức đúng về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đạt trên 80%, tỷ lệ người bệnh đái tháo đường có kiến thức đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường đạt 70%; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưõng. Đến năm 2020, 100% cán bộ làm công tác dinh dưỡng tuyến quận và 80% tuyến phường được đào tạo kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng.