1. Nhận diện thông tin xấu, độc hại, giả mạo
- Những thông tin sai trái có tính chất chính trị như: Xuyên tạc, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận đường lối, thành tựu cách mạng, thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước ta; xuyên tạc lịch sử dân tộc, xúc phạm quốc ca, quốc kỳ; bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh lực lượng vũ trang.
- Những thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm công nghệ thông tin như: lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát mã độc.
- Những thông tin xuất phát từ những trang thông tin điện tử, tài khoản cá nhân hoặc từ những trang, tài khoản không thuộc cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan nhà nước.
- Những thông tin kích động xu hướng ly khai, kêu gọi xuống đường biểu tình; phá hoại an ninh trật tự, phá hoại sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo nước ta.
- Những thông tin vi phạm các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như: truyền bá lối sống ích kỷ, vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận đối với cá nhân và tổ chức; phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống dân tộc.
- Ngoài ra, về mặt pháp luật, việc nhận diện thông tin xấu, độc đã được thể hiện tại khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP và trong Luật An ninh mạng.
2. Phương thức, thủ đoạn hoạt động
- Lợi dụng các trang mạng xã hội như Google, Facebook, YouTube làm công cụ, sử dụng và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp, lợi dụng những ý kiến, đánh giá, nhận xét của các cá nhân, tổ chức có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước, tạo dựng các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để chia sẻ, phát tán thông tin xuyên tạc, bịa đặt chống phá.
- Sử dụng điện thoại thông minmh, máy tính bảng… để quay phim, chụp ảnh, truyền tải video, hình ảnh livestream trực tiếp từ hiện trường nhằm dẫn dắt, hướng dư luận đến các vấn đề tiêu cực.
- Cắt ghép các hình ảnh, video hoặc sử dụng các thông tin cũ có hiệu ứng kích động tư tưởng đối với cộng đồng mạng để xuyên tạc, lôi kéo người dân.
- Sử dụng tài khoản mạo danh các đồng chí lãnh đạo, lực lượng chức năng (quân đội, công an) có ảnh hưởng đến cộng đồng để phát huy tối đa khả năng lan truyền thông tin gây hoang mang dư luận.
- Tạo hiệu ứng đám đông trên không gian mạng bằng cách huy động một số lượng lớn các tài khoản mạng xã hội (đa số là các tài khoản ảo) gắn các biểu ngữ phản đối Đảng, Nhà nước để tác động tiêu cực đến nhiều người.
3. Cách xử lý khi phát hiện thông tin xấu, độc hại, giả mạo
Khi phát hiện các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội giả mạo, đăng tải thông tin xấu, độc, giả mạo cần thực hiện:
- Lưu lại bằng chứng (lưu lại đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết, video nghi là thông tin xấu, độc hại, giả mạo, …).
- Gửi bài viết phản hồi để cảnh báo, thông báo cho người quản lý trang thông tin điện tử (thông qua địa chỉ liên hệ tại chân trang hoặc tính năng phản hồi của trang) hoặc nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội để xóa bỏ các thông tin vi phạm.
- Thông báo tin giả, tin sai sự thật hoặc tài khoản mạng xã hội, các trang mạng giả mạo cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân (kèm theo bằng chứng) đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau:
+ Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) với đường dẫn
www.tingia.gov.vn hoặc gọi đến đường dây nóng (hotline) 18008108 để báo thông tin.
- Sau khi cơ quan chức năng chính thức khẳng định thông tin phản ánh là tin giả, tin sai sự thật, nên chia sẻ, lan toả thông tin đã được khẳng định để cộng đồng mạng nâng cao cảnh giác và tránh vi phạm pháp luật.