SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
1
4
3
3
0
0
0
Tin tức sự kiện 28 Tháng Tám 2023 2:50:00 CH

6 nguyên nhân cháy nhà phổ biến và cách phòng ngừa

 

1. Cháy liên quan đến nấu nướng

 

Nguyên do thường bởi dầu mỡ bốc cháy khi bị đun nóng quá mức trên bếp hoặc trong lò vi sóng mà không cần mồi lửa trực tiếp. Do vậy, người nấu ăn cần chú ý luôn có mặt và kiểm soát đồ nấu khi dùng dầu mỡ và nếu xảy cháy, tuyệt đối không dùng nước để dập lửa. Ngoài ra, các dụng cụ nấu ăn di động như: nồi cơm điện, lò nướng bánh mỳ, chảo điện… cũng là nguyên nhân gây cháy bởi nguy cơ chập điện, cháy nổ do bị người nấu ăn bỏ quên hoặc không được vệ sinh đúng cách. Các lò nướng cũng có thể gây cháy khi có thể bắt lửa vào sàn, tường nhà bằng gỗ, bàn, ghế gỗ.

 

2. Cháy gây ra bởi các đồ tạo nhiệt

 

Các đồ tạo nhiệt sử dụng xăng, dầu (như đèn, máy phát điện), bàn ủi, máy sấy tóc… đặc biệt nguy hiểm vì xăng dầu có thể rò rỉ và rất dễ bắt lửa, khi bị bắt lửa thì cháy lan hoặc bùng phát rất nhanh. Các đồ dùng điện khi bị rò rỉ điện cũng rất dễ gây cháy. Do vậy, người sử dụng cần chú ý kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, bọc dây điện cẩn thận tránh nguy cơ chuột cắn gây rò rỉ điện và đặt các thiết bị trong tầm kiểm soát khi sử dụng, không bỏ ra ngoài khi thiết bị đang hoạt động. Không nên để các đồ dễ bắt lửa như: vải, đệm, bông… sát các thiết bị này.

 

3. Cháy do điện

 

 

Chủ yếu là do dây dẫn hoặc sử dụng điện quá tải dẫn đến nổ cầu chì, cháy dây dẫn điện. Đặc biệt, các vụ cháy do điện chủ yếu diễn ra trong quá trình chủ nhà đang ngủ. Do vậy, để phòng tránh nguyên nhân cháy này, người chủ nhà cần tuân thủ an toàn trong việc thiết kế mạng lưới điện, thường xuyên kiểm tra bởi thợ điện chuyên nghiệp để phát hiện bất ổn và khắc phục kịp thời, không sử dụng điện quá công suất thiết kế. Mạng lưới điện trong nhà cần có cầu chì tổng và cầu chì từng khu vực để điện được ngắt tự động khi xảy ra sự cố. Đồng thời, đường dây điện cần được sử dụng đúng mục đích, khắc phục và thay thế khi đã cũ nát.

 

4. Cháy do hút thuốc

 

Việc đánh rơi tàn thuốc đang cháy lên sàn nhà hoặc vật dụng dễ bắt lửa trong nhà, ném điếu thuốc đang cháy dở vào thùng rác. Những kết cục bi thảm thường xảy ra khi chủ nhà đã đi ngủ hoặc đi vắng sau khi tự mình hoặc bị khách đến nhà hành động bất cẩn. Không ít vụ xảy ra vì chủ căn hộ đã hút thuốc lá trước khi đi ngủ trong phòng ngủ không để sẵn gạt tàn thuốc lá, do vậy đã búng tàn thuốc xuống sàn hoặc vô tình ném tàn thuốc tưởng như đã được dụi tắt vào một góc nào đó có vật liệu bắt lửa.

 

5. Cháy do đốt nến, nhang và diêm

 

Nến khi cháy để thắp sáng hoặc trong các lễ hội, sinh nhật, thờ cúng nhưng bị rơi vào các vật bắt lửa hoặc xuống sàn gỗ là nguyên nhân gây tai họa, đặc biệt là các dịp lễ, tết… Ngoài ra, rất nhiều vụ, người lớn không để ý nên trẻ em đã nghịch bật lửa hoặc hộp diêm dùng để thắp nến và đã gây ra hỏa hoạn. Để hạn chế rủi ro, nên thắp nến trên những đồ vật cách lửa, không mất quan sát trong suốt thời gian nến cháy. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ tự ý nghịch diêm và bật lửa trong nhà.

 

 

6. Cây thông Noel, đèn chớp tắt, lồng đèn trang trí

 

Các ngọn đèn và dây điện treo trên cây thông, lồng đèn có thể gây cháy và lan ra cả ngôi nhà. Nguy cơ này càng cao với các cây thông giả làm từ giấy bóng hoặc nhựa. Do vậy, tuyệt đối không bật các đèn nhấp nháy hoặc đèn sáng được mắc trên cây thông khi chủ nhà đi vắng. Kiểm tra độ an toàn của các thiết bị này trong suốt quá trình để trên cây thông. Tốt nhất nên sử dụng đèn LED. Các bóng hỏng cần được thay kịp thời. Để cây thông trên đế kim loại hoặc đá, có khoảng cách với các đồ dễ bắt lửa. 


Số lượt người xem: 358    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
 
Tìm kiếm