Căn cứ Quyết định số 3972/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế xét chọn và tuyên dương Danh hiệu “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố;
Ủy ban nhân dân Quận 5 triển khai rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và các khu phố trên địa bàn quận thực hiện rà soát, giới thiệu, đề xuất các gương tuyên dương Danh hiệu “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước, với nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích xét chọn và tuyên dương Danh hiệu “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả”
- Danh nghĩa tổ chức xét tặng: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
- Là danh hiệu vinh dự của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm ghi nhận, tôn vinh các tập thể (tổ chức, nhóm, tổ, đội...) cá nhân có hành động, việc làm cụ thể, trực tiếp trên tinh thần tự nguyện, tự giác, nhân văn, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế trong xã hội hoặc có hành động, việc làm cụ thể để đóng góp cho sự bình yên trong khu dân cư, trong cộng đồng xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, tạo sự lan tỏa trong phong trào thi đua của các ngành, các cấp, góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
- Hình thức tuyên dương: Mỗi tập thể, cá nhân đạt tiêu chuẩn xét chọn, được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Giấy công nhận, biểu trưng và tôn vinh tại buổi Lễ tuyên dương “Những tầm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố Hồ Chí Minh Lần 6 - Năm 2024.
2. Đối tượng xét chọn
Là các tập thể, cá nhân chưa được tặng thưởng danh hiệu “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố, cụ thể:
- Tập thể: Đội, tổ, nhóm người thiện nguyện, công tác xã hội cùng chung mục đích, nguyện vọng đang hoạt động, sinh sống trong và ngoài nước.
- Cá nhân: Không phân biệt quốc tịch, tuổi đời, tôn giáo, nghề nghiệp, học tập, sinh sống trong và ngoài nước.
3. Nguyên tắc xét chọn và đề xuất tuyên dương
a) Việc tham gia xét chọn danh hiệu được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các tập thể, cá nhân hoặc đề xuất, giới thiệu của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc các cơ quan truyền thông báo chí.
b) Mỗi hành động, việc làm cụ thể của các tập thể, cá nhân được thực hiện với thời gian ít nhất từ 02 năm trở lên. Một số trường hợp có hành động, việc làm cụ thể đột xuất liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người (không thuộc đối tượng khen thưởng theo các quy định khác) thì không phụ thuộc vào thời gian để xét chọn.
c) Việc xét chọn danh hiệu phải được thực hiện khách quan, công khai tại các cơ quan đề xuất theo quy trình và thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Quận 5 xem xét.
đ) Đối với các gương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận trong các năm trước mà tiếp tục phát huy, có hành động, việc làm cụ thể với nội dung mới so với hành động, việc làm lần trước (đã được công nhận) thì Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Quận 5 căn cứ vào thành tích đạt được để đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, có hình thức khen thưởng phù hợp.
4. Tiêu chí xét chọn
4.1. Tiêu chí chung
a) Có hành động, việc làm cụ thể trên tinh thần tự nguyện, tự giác, trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, thời gian, công sức đối với những trường hợp cụ thể có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội, qua đó đối tượng được “thụ hưởng” có điều kiện vượt qua khó khăn, vươn lên và ổn định cuộc sống;
Hoặc tích cực tham gia đóng góp trực tiếp về nguồn lực để xây dựng cộng đồng khu dân cư, cộng đồng xã hội được đảm bảo an toàn, trật tự, vì cuộc sống bình yên, mọi người thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần “tương thân, tương ái”.
b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi công tác, làm việc học tập và sinh sống.
4.2. Tiêu chí cụ thể:
Các tập thể hoặc cá nhân đạt một trong các nội dung tiêu chí sau đây:
a) Giúp đỡ các trường hợp cụ thể có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội;
b) Tận tình giúp đỡ, trực tiếp chăm sóc những người bệnh hiểm nghèo, neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn; trẻ em cơ nhỡ;
c) Tích cực tham gia xây dựng khu dân cư, cộng đồng xã hội được bảo đảm an toàn trật tự vì cuộc sống bình yên, tốt đẹp;
d) Có hành động dũng cảm, hy sinh sức khỏe, tính mạng, tài sản để ngăn chặn kịp thời các tình huống, sự cố do thiên tai, hỏa hoạn xảy ra, những vụ cướp giật, tội phạm nguy hiểm, vụ ẩu đả nhằm bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân, tổ chức, nhà nước;
đ) Tổ chức lớp dạy chữ, dạy nghề cho các em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tham gia các lớp học chính quy; có hành động giúp đỡ bạn học, người có hoàn cảnh khó khăn về sức khỏe, về kinh tế, gia cảnh để có điều kiện, vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, trong công tác và trong cuộc sống;
e) Tích cực giúp đỡ hộ nông dân nghèo về vốn, về cây giống, con giống, kỹ thuật, phương pháp sản xuất, kinh doanh nhằm vươn lên thoát nghèo; tận tình giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và trong cuộc sống;
g) Hỗ trợ pháp lý cho người bị lừa đảo về tài sản, bị kẻ xấu xâm hại về sức khỏe, tâm lý, xâm hại tình dục đối với trẻ em… nhằm đem lại sự công bằng xã hội chính đáng;
h) Một số trường hợp đặc biệt khác (do Ban Tổ chức, Hội đồng xét chọn và tuyên dương danh hiệu cấp Thành phố xem xét, quyết định).
5. Những trường hợp không thuộc đối tượng xét tặng
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không xem xét tặng đối với một số trường hợp sau:
5.1. Các tập thể, cá nhân trong thời gian đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.
5.2. Không công nhận danh hiệu “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” Thành phố Hồ Chí Minh mà chỉ xem xét và có hình thức khen thưởng phù hợp đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Tích cực tham gia công tác vận động các tổ chức, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm; tổ chức quyên góp của cải, tiền bạc để giúp đỡ cho người nghèo, người già, bệnh tật neo đơn, trẻ em cơ nhở có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, đồng bào ở vùng bị thiên tai, hỏa hoạn;
b) Mạnh thường quân, nhà hảo tâm tích cực hỗ trợ, đóng góp về tài chính, vật chất;
c) Phát hiện, giới thiệu và hỗ trợ (khai báo thành tích, thủ tục hồ sơ) người được cử xét chọn danh hiệu “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” Thành phố Hồ Chí Minh;
d) Các cơ sở tôn giáo, các chức sắc tôn giáo tích cực vận động quyên góp để giúp đỡ cho những trường hợp khó khăn đồng bào ở vùng bị thiên tai, hỏa hoạn;
đ) Các đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hội viên, đoàn viên, công đoàn viên thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ;
e) Tích cực tìm kiếm, phát hiện các gương thầm lặng mà cao cả để giới thiệu cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét, lựa chọn;
g) Các cơ quan, báo đài, phóng viên có bài viết, phim phóng sự tuyên truyền danh hiệu “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” Thành phố Hồ Chí Minh;
h) Những người tham gia hiến máu định kỳ (theo vận động của Hội Chữ thập đỏ các cấp);
i) Thực hiện theo nhiệm vụ, chức trách được giao.
6. Thành phần, thủ tục hồ sơ
- Văn bản giới thiệu, đề nghị của các cơ quan, đơn vị;
- Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được giới thiệu, xét chọn (theo mẫu đính kèm);
- Danh sách tổng hợp các tập thể, cá nhân đề nghị xét chọn, tuyên dương (theo mẫu đính kèm).
7. Thời gian gửi hồ sơ đề nghị tuyên dương
- Hồ sơ giới thiệu, đề nghị tuyên dương gửi về Ủy ban nhân dân Quận 5 (thông qua Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Quận 5 - Phòng Nội vụ) trước ngày 08 tháng 8 năm 2024.