Đường Nguyễn Chí Thanh
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông là con trai của Nguyễn Hán và Trần Thị Thiển, con thứ sáu trong gia đình có 11 người con (tính cả anh em cùng cha khác mẹ). Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, cha qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.
Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.
Từ năm 1938 đến năm 1943, ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945) mới ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (8-1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.
Từ năm 1948 đến 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy IV.
Cuối năm 1950, bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị.
Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Nguyễn Chí Thanh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, được giao nhiệm vụ Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Trong Chiến tranh Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng điều ông trở lại quân đội. Nguyễn Chí Thanh còn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1961, ông liên tục phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp miền Bắc.
Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn.
Tại chiến trường, ông là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh", lối đánh này dùng phương châm cơ động áp sát nhằm hạn chế ưu thế hỏa lực của quân Mỹ.
Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình miền Nam.
*Đường Nguyễn Chí Thanh qua Quận 5 từ đường Trần Nhân Tôn phường 9 đến đường Nguyễn Thị Nhỏ, phường 15 với chiều dài khoản 3 km; đi qua các phường 9, 12 và 15. Đường Nguyễn Chí Thanh nằm giao cách giữ 3 Quận 5, 10 và 11. Dọc theo tuyến đường này qua Quận 5 có các trường học, bệnh viện lớn và là tuyến phố chuyên bán đồ thờ cúng, tượng phật… như: Trường Đại học Dự bị, Trường Cao đẳng mầm non Trung ương 3, Trường Trung cấp Nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, ký túc xá trường Đại học Kinh tế; các bệnh viện: Chợ Rẫy, Y dược, Răng hàm mặt trung ương, công ty cổ phần rượu bia Sabeco….
Trong đó, trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương tiền thân là Trung tâm Dạy nghề Quận 5, được thành lập từ năm 1985, năm 2002 được nâng cấp thành Trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương theo Quyết định số 1662/QĐ-UB ngày 18/04/2002 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2007, Trường được chuyển đổi thành Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương theo Quyết định số 2470/QĐ-UBND ngày 5/6/2007 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ: 161-165 Nguyễn chí Thanh , P 12 , Q 5 , Tp Hồ Chí Minh. Gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Trường đã tổ chức đào tạo 22 ngành nghề sơ cấp với số lượng hơn 16.000 lượt học viên/năm là đơn vị có số lượng học sinh theo học nghề ngắn hạn đông nhất nước. Trường còn có chức năng đào tạo hệ chính quy dài hạn trình độ trung cấp nghề với số lượng 1000 học sinh/năm tập trung ở 8 ngành công nghệ cao; liên thông đào tạo cao đẳng nghề và liên kết đào tạo hệ cao đẳng nghề với Trường Cao đẳng nghề KTCN TPHCM. Ngoài các Huân chương, Huy chương, Bằng khen của Nhà nước và ngành dạy nghề trao tặng, Trường KTCN Hùng Vương còn là đơn vị dạy nghề đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh đạt Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và là một trong 15 trường Trung cấp, Cao đẳng nghề đầu tiên của cả nước được Bộ Lao động- thương binh và xã hội công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo nghề cấp độ 3, là cấp độ cao nhất theo quy định hiện hành.
* Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa khoa trung ương phục vụ toàn miền Nam, nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010, bệnh viện được Bộ Y tế xếp hạng Đặc biệt với tổng cộng hơn 66 khoa lâm sàng và cận lâm sàng cùng nhiều chuyên khoa khác. Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng Pháp là Hôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895. Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay. Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên: Năm 1919: đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine (bệnh viện bản xứ Nam Kỳ). Năm 1938: đổi tên thành Hôpital Lalung Bonnaire. Năm 1945: đổi tên thành Hôpital 415. Sau đó, tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và Nam Việt. Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên Chợ Rẫy. Bệnh viện Chợ Rẫy ngoài chức năng là cơ sở điều trị còn là trường sở của Trường Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn nội khoa, ngoại khoa, tai-mũi-họng, nhãn khoa cùng là nơi giảng dạy môn cơ thể học. 1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m² cùng với trang thiết bị hiện đại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng 6 năm 1974 với tòa nhà 11 tầng. 1993–1995: Chính phủ Nhật Bản tiếp tục viện trợ không hoàn lại nâng cấp cơ sở bệnh viện. Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng của 37 tỉnh, thành phố phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam.
Hiện nay, Bệnh việc Chợ Rẫy với trên 3.000 y, bác sĩ, điều dưỡng… có chuyên môn, kỹ thuật cao; hàng ngày có trên 30.000 lượt người đến thăm, khám, chữa bệnh.
* Đặc biệt, trên tuyến đường này có đến gần 100 cửa hàng chuyên kinh doanh các mặc hàng thờ cúng như: tượng phật, tượng các vị thần, ly, tách, bình hoa, đèn trang trí bàn thờ, tủ thờ, vật phẩm phong thủy … với đa dạng hình thức, màu sắc với giá cả từ vài chục ngàn đến vai trăm ngàn có thể là vài chục triệu cho một món hàng. Nơi đây được mệnh danh là thiên đường buôn bán của đồ thờ cúng; những của hàng chuyên mua bán các loại hàng hóa này đã tồn tại trên 30 năm nay. Hàng hóa chủ yếu được nhập về từ Trung Quốc, Đài Loan và các tỉnh thành phía Bắc của Việt Nam.
Ngoài ra, dọc trên con đường này còn có rất nhiều địa chỉ là điểm đến của người dân, đây còn là tuyến đường điểm được thành phố chọn xây dựng Tuyến đường Văn Minh đô thị nhiều năm liền.