SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
9
2
9
4
3
3
9
Tin tức sự kiện 20 Tháng Mười Hai 2013 7:05:00 SA

Chào mừng kỷ niệm 52 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961-26/12/2013)

 

Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003 - 2013), tỷ lệ tăng dân số nước ta giảm nhanh chóng. Thế nhưng, từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn Già hóa dân số, đồng thời với giai đoạn dân số vàng vừa được mở ra, tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, người cao tuổi được cải thiện đáng kể. Chính sách dân số của nước ta đang được điều chỉnh theo hướng bao quát toàn diện, nhằm thực hiện thành công mục tiêu đảm bảo sự hài hòa giữa ổn định dân số và phát triên bền vững của đất nước, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

 

 

Đến ngày 1/11/2013, dân số Việt Nam chính thức đạt mốc 90 triệu người được xem là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; đánh dấu mốc vô cùng quan trọng và nhiều ý nghĩa trong lịch sử phát triển nhân khẩu học cũng như trong tiến trình phát triển của ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình Việt Nam. Đồng thời cũng tác động tích cực đến các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy đạt được kêt quả đáng ghi nhận, song Việt Nam vẫn còn là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, đứng thứ 3 về quy mô dân số ở các nước Đông Nam Á. Mỗi năm bình quân tăng trên 1 triệu người, chất lượng dân số thấp cũng đang là vấn đề quan tâm của xã hội. Mặc dù tuổi thọ bình quân đạt mức khá cao là 73 tuổi (năm 2011) nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh chỉ đạt 67 tuổi. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nhân lực của nước nhà.

 

Mặt khác, Việt Nam đang đối diện với một số thách thức bởi sự biến đổi cơ cấu “Già hóa dân số”. Năm 2010, Tổng cục Thống kê dự báo đến năm 2017 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số, tức là tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt 7% . Nhưng, chỉ sau 2 năm (2011), tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam trên 65 tuổi đã đạt 7%; tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đã đạt 10%. Sự biến đổi này tạo ra những cơ hội thuận lợi lớn, đồng thời cũng trở thành những thách thức gay gắt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng nhanh, sẽ đạt cực đại vào năm 2020 - 2025 và sẽ có khả năng tăng tỷ số giới tính khi sinh một cách bất thường. Nếu không có sự điều chỉnh quyết liệt từ bây giờ về những vấn đề tồn tại như: Chất lượng dân số thấp, mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt là tốc độ “già hóa ” dân số nhanh thì một vài thập kỷ tới nước ta xảy ra nhiều hệ lụy xã hội nghiêm trong về an ninh, xã hội như một số quốc gia trong khu vực.

 

Ở thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2013 dân số đạt 7.750.900 người. Trong đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hơn 2,3 triệu người, số người trong độ tuối lao động hơn 5,4 triệu (chiếm tỷ lệ 70% dân số), số người cao tuổi là469.535 người, chiếm tỷ lệ6,02%, số trẻ sinh bình quân trong 3 năm gần đây là 70.000 trẻ, mật độ dân số bình quân 3.698 người/km2(các quận nội thành 12.996 người/km2, các huyện ngoại thành 823 người/km2).

 

Theo thống kê của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2000 đến nay, mức sinh thay thế tại thành phố Hồ Chí Minh liên tục giảm theo từng năm. Bình quân mỗi năm giảm 0,03%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm đều mỗi năm khoảng 0,2%, tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai lên đến 72%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 7,6%. Ngoài ra, thành phố còn triển khai nhiều chương trình giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc bà mẹ trẻ em sơ sinh, xây dựng chính sách dân số hướng gia đình có 2 con và không sinh con thứ 3... góp phần hoàn thành Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản mà Chính phủ đặt ra đến năm 2015 quy mô không vượt quá 93 triệu người.

 

Trong năm 2013, các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông như hưởng ứng và tổ chức cuộc diễu hành đi bộ với chủ đề “90 triệu bước chân con cháu Lạc Hồng” trên hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa với sự tham gia hàng ngàn người dân thành phố. Bên cạnh đó, thành phố còn mở rộng và triển khai có hiệu quả các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số, giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi... Đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai nhằm đáp ứng tính đa dạng, thuận tiện, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng không chỉ là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà cả vị thành niên, thanh niên, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2013 và tạo tiền đề tốt cho việc triển khai thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.


Số lượt người xem: 3545    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Video demo
Tìm kiếm